Sâu bệnh phát sinh gây hại trên lúa

Cụ thể, các bệnh cháy bìa lá, lem lép hạt, đạo ôn cổ bông, đạo ôn lá gây hại gần 1.000ha lúa vụ 3 của huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp). Trong đó rầy nâu nhiễm 330ha, sâu cuốn lá nhiễm gần 250ha trên lúa giai đoạn mạ đến đẻ nhánh. Ngoài ra, chuột, ốc bươu vàng, sâu cuốn lá xuất hiện và gây hại trên lúa giai đoạn mạ, đẻ nhánh. Do 1 số diện tích xuống giống vụ 3 trong điều kiện xung quanh đất bỏ trống nên sâu bệnh tập trung gây hại mạnh. Bên cạnh đó, trên các trà lúa hè thu giai đoạn đẻ nhánh, đòng trổ cũng có gần 200ha bị nhiễm bệnh, mức độ nhiễm từ 10 - 20%.
Theo khuyến cáo của ngành chức năng, trong thời gian tới, thời tiết thuận lợi cho các loại sâu bệnh phát sinh gây hại, nhất là trên những ruộng gieo trồng giống lúa chất lượng cao như VD20, Jasmine 85, OM 4900... sạ dày, bón thừa phân đạm. Do vậy nông dân nên thường xuyên tổ chức thăm đồng, tuân thủ khuyến cáo của ngành chức năng để có biện pháp phòng bệnh hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Là nông dân tiên phong trong sản xuất lúa giống, anh Trần Ngọc Minh, 36 tuổi, thôn La Chữ, xã Phước Hữu (huyện Ninh Phước) vươn lên làm giàu từ cây lúa.

Sau gần 18 năm nghiên cứu, GS.TS Dương Tấn Nhựt và cộng sự (thuộc Viện Sinh học Tây Nguyên) đã thu được những kết quả bước đầu trong việc nhân giống vô tính cây sâm Ngọc Linh.

Ngày 22 tháng 5 năm 2013, ông Nguyễn Văn Phong, phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh ký ban hành công văn số 1717/UBND-NN về việc đề nghị hỗ trợ hóa chất xử lý mầm bệnh, xử lý môi trường vùng nuôi tôm nước lợ tỉnh của tỉnh. Theo nội dung công văn: hiện tượng tôm chết có dấu hiệu lây lan, phải được khống chế kịp thời, nhưng lượng Chlorine của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp cho tỉnh trong năm 2012 đến nay đã sử dụng hết.

Sáng ngày 25/7, tại Hậu Giang, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất mía đường niên vụ 2012 – 2013.

Hiện nay, các địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long đang xúc tiến xây dựng các cánh đồng mẫu lớn nhằm hướng tới nền sản xuất nông nghiệp hiện đại.