Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xây Đập Cho Dân Làm Lúa Nước

Xây Đập Cho Dân Làm Lúa Nước
Ngày đăng: 02/04/2014

Những ngày cuối tháng 3 này, 11 hộ dân ở bản giáp biên Tả Lo San, xã Sen Thượng, huyện Mường Nhé (Điện Biên) vui mừng đón nhận công trình đập thuỷ lợi Khe To đã được khởi công.

Nếu Sen Thượng là xã biên giới khó khăn nhất của huyện Mường Nhé thì bản Tả Ló San là bản xa nhất, nghèo nhất của Sen Thượng. Bản có 100% dân số đồng bào dân tộc Hà Nhì, được thành lập từ 14 năm trước. Do địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, điều kiện phát triển sản xuất khó khăn nên 11 hộ dân ở đây đều là hộ nghèo.

Ông Lỳ Khò Chờ - Trưởng bản cho hay: “Bản vẫn chưa có điện, chưa có sóng điện thoại. Năm nào dân bản cũng phải chờ gạo cứu đói giáp hạt. Riêng năm 2013, trước và sau Tết Nguyên đán, người dân trong bản được cứu đói giáp hạt 2 lần”.

Anh Khoàng Chu Pồ -dân bản cho biết: “Nhà tôi có 6 khẩu, chuyển lên đây đã lâu rồi nhưng năm nào gia đình tôi cũng thiếu đói. Chỉ biết phát nương để trồng ngô, trồng lúa, nhưng đất xấu lại hay bị chuột cắn phá nên thu hoạch chẳng được bao nhiêu”.

Để ổn định cuộc sống của người dân, huyện Mường Nhé đã chủ trương xây dựng công trình đập thủy lợi Khe To. Theo thiết kế, đập sẽ đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho khoảng 10ha lúa 1 vụ. Tổng vốn công trình chỉ được 1 tỷ đồng từ nguồn Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo.

“So với các bản khác thì Tả Ló San là bản có điều kiện để khai hoang, phát triển diện tích ruộng lúa nước bậc thang trên những quả đồi không quá dốc, nguồn nước khe luôn được đảm bảo” - ông Lỳ Phì Cà - Chủ tịch UBND xã Sen Thượng cho hay.

Ông Lò Văn Hùng Anh - Trưởng phòng Dân tộc huyện nhẩm tính: “Từ TP.Điện Biên vào tới điểm mốc xây dựng công trình là hơn 300km. Chưa kể nguyên vật liệu mà chỉ tính riêng chi phí khảo sát thiết kế, chi phí vận chuyển và nhân công trong điều kiện địa hình khó khăn này đã chiếm phần lớn vốn đầu tư rồi. Khó vậy, nhưng huyện, xã vẫn quyết tâm đầu tư xây dựng đập thủy lợi Khe To để 54 nhân khẩu người Hà Nhì ở bản Tả Ló San khai hoang trồng lúa nước, có điều kiện thoát cái đói đeo bám”.

Ông Lỳ Khò Chờ khẳng định: “Nếu có nước tưới tiêu thì dân bản sẽ cố gắng để học hỏi trồng lúa nước, tiến tới tự túc được lương thực”.


Có thể bạn quan tâm

Từ tú ông thành tỷ phú đầm tôm Từ tú ông thành tỷ phú đầm tôm

Đã từng là ông chủ kinh doanh dịch vụ “sung sướng” có số má ở bãi biển Quất Lâm (Giao Thủy, Nam Định), anh Cao Văn Trúng (40 tuổi) đã bất ngờ bỏ nghề để lên bãi đầm hoang khai phá nuôi tôm thẻ.

14/09/2015
Giảm lãi suất cứu doanh nghiệp thủy sản Giảm lãi suất cứu doanh nghiệp thủy sản

Để giảm áp lực và tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã kiến nghị các đơn vị chức năng cần điều chỉnh giảm lãi suất vay ngắn hạn cho các doanh nghiệp xuống dưới mức trần 7% như hiện nay; tăng hạn mức tín dụng và tăng thời gian cho vay.

14/09/2015
Lê Bắc Hà được mùa, trúng giá Lê Bắc Hà được mùa, trúng giá

Nhờ thời tiết từ đầu năm đến nay khá thuận lợi nên người trồng lê ở huyện Bắc Hà (Lào Cai) đã có một vụ lê khá thành công.

14/09/2015
Thăm trang trại hữu cơ siêu sạch phải lội qua dung dịch khử trùng Thăm trang trại hữu cơ siêu sạch phải lội qua dung dịch khử trùng

Con giống sạch, thức ăn sạch, nền chuồng sạch, môi trường sạch, giết mổ sạch… hầu hết các công đoạn chăn nuôi ở đây đều sạch. Thoạt nghe cứ như hoang tưởng, song nó hoàn toàn có thật.

14/09/2015
Hạn hán kéo dài, nông dân ngửa mặt than trời Hạn hán kéo dài, nông dân ngửa mặt than trời

Vài ngày nay, tại Nghệ An bắt đầu có những trận mưa lớn sau thời gian dài hạn khốc liệt. Mưa dường như khiến nông dân buồn thêm trong tiếc nuối.

14/09/2015