Giá Cá Bống Tượng, Cá Chình Tăng

Sau thời gian dài giá cá chình, cá bống tượng thương phẩm bị rớt giá, đến nay, giá các mặt hàng này đã tăng trở lại và đang ở mức cao, từ 450 đến 500 ngàn đồng/kg.
Mặc dù các loại cá trên liên tục rớt giá, nhưng diện tích nuôi ở huyện Cái Nước (Cà Mau) vẫn không giảm. Toàn huyện hiện có gần 150 ha ao đầm đang được nông dân thả nuôi, khi giá cá tăng trở lại nhiều hộ dân lên hầm xuất bán thu lãi hàng trăm triệu đồng.
Đây không phải lần đầu tiên cá chình, cá bống tượng tăng giá, mà trước đó vào năm 2010, sau một thời gian dài bị rớt giá, giá cá cũng được tăng trở lại ở mức kỷ lục.
Theo một số thương lái thu mua cá chình, cá bống tượng trên địa bàn huyện Cái Nước, nguyên nhân giá cá trên thị trường lúc tăng lúc giảm là do diện tích thả nuôi không ổn định. Khi cá tăng giá nông dân ồ ạt thả nuôi dẫn đến cung vượt cầu, còn khi nguồn cung khan hiếm hoặc ổn định thì giá mua sẽ tang.
Có thể bạn quan tâm
Chiều 12.5, UBND huyện Phú Ninh tổ chức hội nghị sơ kết vụ sản xuất đông xuân 2014 - 2015 và triển khai kế hoạch sản xuất vụ hè thu 2015.

Vụ đông xuân 2014 - 2015, nông dân Núi Thành đã có được một vụ mùa thắng lợi, dù trước đó thời tiết, sâu bệnh đã ảnh hưởng đến nhiều loại cây trồng.

Cuối tuần rồi, lên huyện Quế Sơn tìm hiểu tình hình sản xuất nông nghiệp, Tư tôi tranh thủ ghé thăm vợ chồng anh Ba Quế Minh, đúng lúc họ đang hì hục khiêng những bao lúa khô trút vô ghè.

Tăng diện tích cây “né hạn” là một trong những giải pháp chống hạn đang được xã Đức Phú (Mộ Đức) tích cực triển khai để đối phó với nguy cơ hạn hán trong vụ hè thu đến. Không chỉ phòng tránh được nguy cơ lúa mất mùa do thiếu nước trong vụ hè thu, mà nhờ đó, Đức Phú còn hình thành nên những “cánh đồng vàng” với doanh thu hơn 100 triệu đồng/ha/năm.

Dù được đánh giá là chính sách mang tính toàn diện để phát triển thủy sản, song việc triển khai thực hiện Nghị định 67 hiện còn không ít vướng mắc. Việc hỗ trợ, giải ngân nguồn vốn này vẫn còn khá thấp so với nhu cầu của ngư dân.