Xã Viên An (Sóc Trăng) Phát Triển Mô Hình Tổ Hợp Tác Bò Sữa

Những năm gần đây, mô hình nuôi bò sữa ở huyện Trần Đề (Sóc Trăng) phát triển khá mạnh, ngoài hỗ trợ người dân về vốn, giống, chuyển giao kỹ thuật, thời gian qua một số địa phương còn thành lập được nhiều tổ hợp tác, tổ chăn nuôi bò sữa khá hiệu quả.
Như Tổ hợp tác Thanh niên lập nghiệp ấp Bờ Đập, xã Viên An có 28 thành viên, lúc đầu mỗi thành viên chỉ nuôi từ 01 đến 02 con bò, đến nay đã tăng đàn lên hàng chục con, nâng tổng số đàn bò của tổ hợp tác hiện có lên 140 con.
Thời gian qua, ngoài phối hợp cùng ngành chức năng tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, các thành viên trong tổ còn hùn vốn tiết kiệm được gần 200 triệu đồng, kịp thời hỗ trợ nhau trang bị thêm dụng cụ, mở rộng chuồng trại, tăng đàn, nâng cao thu nhập. Đến cuối năm 2013, tổ hợp tác không còn thành viên nghèo.
Anh Sơn Hiên, thành viên của tổ hợp tác cho biết: “Khi tham gia tổ hợp tác được dự án hỗ trợ con bò, cán bộ thú y cũng hướng dẫn hỗ trợ kỹ thuật nuôi đến nay bò phát triển rất tốt và bắt đầu cho sữa, gia đình rất là phấn khởi”.
Là một trong những địa phương của huyện Trần Đề phát triển mạnh mô hình nuôi bò sữa, xã Viên An hiện có tổng đàn bò hơn 1.140 con, để đáp ứng nguồn thức ăn cho bò, xã đã quy hoạch và vận động người dân chuyển đổi đất sản xuất kém hiệu quả sang trồng cỏ được trên 73 ha, thành lập được 08 tổ hợp tác chăn nuôi với 430 thành viên, góp phần tích cực cho công tác giảm nghèo của xã thời gian qua.
Ông Trần Quốc An, Bí thư đảng ủy xã Viên An cho biết:“ Bà con cũng được trung tâm khuyến nông tập huấn trước khi hỗ trợ cho vay vốn nuôi bò. Bên cạnh đó, tổ hợp tác rất quan tâm đối với các hộ nuôi bò sữa, có mô hình nuôi bò sữa thấy đời sống bà con có nhiều phát triển, ít bỏ quê đi làm ăn xa”.
Mô hình nuôi bò sữa ở huyện Trần Đề ngày càng hiệu quả và sẽ được huyện chỉ đạo nhân rộng trong thời gian tới, vừa giúp người dân có việc làm, tăng thu nhập, vừa thực hiện chủ trương chuyển đổi giống, cây trồng, vật nuôi phù hợp, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội huyện nhà phát triển.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, tại các chợ dân sinh cũng như vỉa hè Thủ đô xuất hiện rất nhiều điểm kinh doanh “cam Hà Giang”. Loại cam này có đặc điểm vỏ mỏng, màu xanh hoặc xanh ngả vàng, tép cam màu vàng chanh rất bắt mắt, mọng nước và không có hạt.

Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, trong hai năm 2015 và 2016, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ thu hẹp dần diện tích nuôi cá tra cho phù hợp với tình hình tiêu thụ trong và ngoài nước.

Thông thường, các thương nhân Trung Quốc mua gạo tại biên giới Muse và vận chuyển vào nội địa Trung Quốc. Tuy nhiên, gần đây, việc các nhà chức trách liên tục kiểm tra và bắt giữ thương nhân Trung Quốc đã khiến các thương nhân ngừng nhập khẩu gạo từ biên giới Muse.

Tại buổi tọa đàm, GS. Nguyễn Thơ, Phó chủ tịch Hội Bảo vệ thực vật Việt Nam, đã nêu việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật là nguyên nhân làm bộc phát dịch hại và gây nhiễm thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản, gây hại đến sức khỏe con người và ảnh hưởng xấu đến môi trường hiện đã ở mức báo động.

“Bao nhiêu năm gắn với nghề nông, tôi cảm nhận sâu sắc một điều, mặc dù là người trực tiếp làm ra hạt lúa nhưng chưa bao giờ chúng tôi có cơ hội quyết định giá sản phẩm mình làm ra. Câu chuyện “tới mùa rớt giá” đã trở thành thông lệ khiến nông dân lao đao. Từ đó tôi quyết tâm tìm một hướng đi mới cho mình, cùng bà con nông dân cải thiện thu nhập”.