Ứng Dụng Kỹ Thuật Trong Chế Biến, Bảo Quản Nông Sản

Ngày 4/4, tại Vĩnh Long, hội thảo về “Ứng dụng kỹ thuật công nghệ trong thu hoạch, chế biến, bảo quản nông sản, thủy sản và thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long” được Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long phối hợp với các trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh và các chuyên gia ở Malaysia tổ chức.
Tham gia hội thảo có đại diện các trường cao đẳng, đại học và các Sở Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Y tế các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo tiến sỹ Cao Hùng Phi, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long, với 2,4 triệu ha đất phù sa sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, hàng năm, vùng Đồng bằng sông Cửu Long đóng góp một lượng lớn về lúa gạo (90%), thủy sản (60%), rau quả (70%) phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu cho cả nước nên việc phát triển sản xuất theo hướng nâng cao chất lượng các mặt hàng nông sản xuất khẩu là yêu cầu cấp thiết.
Tại hội thảo, các chuyên gia đến từ các trường đại học ở các tỉnh và Thành phố Hồ Chí Minh đã nêu lên những giải pháp về các vấn đề cấp thiết của vùng Đồng bằng sông Cửu Long như đào tạo và nghiên cứu khoa học về công nghệ thực phẩm; giải pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao giá trị cho một số nông-thủy sản chủ lực bằng công nghệ hóa siêu âm; thiết bị xử lý sau thu hoạch...
Thông qua Hội thảo sẽ giúp các ngành, các cấp trong các tỉnh, thành ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tiếp cận các nghiên cứu khoa học, trao đổi kinh nghiệm, tìm ra hướng đi mới trong việc sản xuất sạch, thu hoạch, chế biến và bảo quản nông sản bằng những giải pháp, công nghệ tiên tiến nhằm khai thác có hiệu quả, xứng với tiềm năng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong phát triển kinh tế-xã hội.
Có thể bạn quan tâm

Theo ông Trần Giao, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hoài Tân, đến nay trên địa bàn xã có hơn 120 hộ trồng tiêu với tổng diện tích trên 26 ha; tập trung nhiều nhất là các vùng gò đồi ở thôn Giao Hội 1, Giao Hội 2 và Đệ Đức 1, trong đó có khoảng 65% diện tích tiêu từ 3 đến 10 năm tuổi.

Theo Bộ Công thương, EU là một trong bốn thị trường XK gỗ chính của Việt Nam, chiếm tới 30% tổng giá trị XK đồ gỗ Việt Nam, các thị trường còn lại bao gồm Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản.

Hiện nay, do giá thức ăn cho cá tăng liên tục, cá mồi trong tự nhiên khan hiếm, thêm vào đó sự chênh lệch về giá bán tại ao và tại các chợ khá cao, cá nuôi bán tại các chợ là 40.000 đồng/kg cá rô đầu vuông, cá lóc từ 45.000-55.000 đồng/kg, nhưng giá bán tại ao chỉ trên dưới 30.000 đồng/kg nên người nuôi không có lời. Do vậy, sau khi thu hoạch, đa số người nuôi đều treo ao chờ nuôi theo mùa vụ.

Theo đó, đề nghị UBND các tỉnh, TP chỉ đạo kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các cấp và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên. Đồng thời thành lập ngay các đoàn công tác đi kiểm tra, đôn đốc thực hiện việc phòng chống dịch bệnh đến tận thôn, ấp, tập trung vào các địa bàn có nguy cơ cao.

Ở Quảng Ngãi, từng là những mảnh đất chi chít hố bom do chiến tranh để lại, nhưng nay, nhiều người dân đã dùng chính các hố bom này để phát triển kinh tế gia đình. Ở Ba Tiêu (Ba Tơ) và Nghĩa Lâm (Tư Nghĩa), từ đáy những hố bom đau thương, xé toạt lòng đất… đã sinh sôi những chồi lộc mới, sự sống mới.