Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xã Tất Thắng phát triển mô hình nuôi giun quế

Xã Tất Thắng phát triển mô hình nuôi giun quế
Ngày đăng: 17/06/2015

Gia đình anh Đinh Văn Tiến - khu 4 xã Tất Thắng là một trong 15 hộ được dự án FLC của Trường Đại học Nông nghiệp 1 đầu tư thử nghiệm mô hình nuôi giun quế. Với 1 triệu đồng được hỗ trợ xây dựng bể, con giống, bạt che và sự đầu tư của gia đình đến nay mô hình nuôi giun quế của gia đình đã cho hiệu quả kinh tế cao. Anh Tiến cho biết nuôi giun quế không chỉ đem lại nguồn thức ăn cho gà, vịt, lợn mà còn tận dụng được nguồn phân bón cho cây trồng, đặc biệt là tạo ra nguồn thực phẩm sạch.

Mặc dù không nằm trong dự án của mô hình nuôi giun quế của xã song nhận thấy việc nuôi giun đem lại hiệu quả kinh tế cao, năm 2013, gia đình ông Nguyễn Văn Quyền - khu 1 xã Tất Thắng đã quyết định học hỏi kinh nghiệm, đầu tư vốn xây dựng bể nuôi giun quế. Đến nay, gia đình ông Quyền có trên 100m2 nuôi giun quế, đây cũng là nguồn thức ăn chính của: Gà, vịt, lươn và cá lóc của gia đình ông. Theo ông Quyền, giun quế có nhiều chất đạm, nên khi cho các loại gia cầm ăn lớn nhanh vừa giảm được chi phí mua cám công nghiệp, vừa tạo ra được sản phẩm sạch.

Chi phí đầu tư nuôi giun không lớn, chỉ cần xây dựng khu nhà có mái che, đồng thời tận dụng được các nguồn nguyên liệu sẵn có như: rác, phân trâu, bò, gà, để làm nơi trú ngụ và sinh sản cho giun, giun quế không tốn công chăm sóc, không mắc bệnh, được tận thu quanh năm, giun quế giàu chất đạm nên là nguồn thức ăn rất tốt cho các loại gia cầm. Trao đổi với chúng tôi, ông Đinh Ngọc Sơn - Phó Chủ tịch UBND xã Tất Thắng cho biết: Trong thời gian tới, xã Tất Thắng sẽ tiếp tục mở rộng  mô hình nuôi giun quế với phương châm: Lấy hiệu quả là lời giới thiệu cho tất cả mọi người, thông qua các mô hình để giới thiệu, nhân rộng ra các hộ xung quanh.

Xã Tất Thắng hiện có trên 20 hộ nuôi giun quế, mô hình này đang được nhân rộng để tạo ra nguồn thức ăn phục vụ phát triển nghề chăn nuôi và nguồn phân hữu cơ cho trồng trọt, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống của người dân, qua đó nhằm đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.


Có thể bạn quan tâm

Ứng dụng công nghệ mới giải quyết vấn đề thiếu nước tưới Ứng dụng công nghệ mới giải quyết vấn đề thiếu nước tưới

Tưới nước tiết kiệm bằng công nghệ mới là giải pháp hiệu quả áp dụng cho sản xuất nông nghiệp trong mùa khô Tây Nguyên. Hạn hán, thiếu nước tưới vào mùa khô là nguyên nhân khiến năng suất cà phê ở Tây Nguyên sụt giảm, thậm chí có nhiều diện tích mất trắng.

11/05/2015
Trồng lúa ứng dụng công nghệ cao Trồng lúa ứng dụng công nghệ cao

Đó là dự án “Xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn trồng lúa theo hướng ứng dụng công nghệ cao tại xã Vọng Thê, Thoại Sơn” do Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh An Giang là cơ quan quản lý và Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Định Thành (Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang) là cơ quan chủ trì.

11/05/2015
Sâu non gây hại cây sắn ở huyện Sông Hinh (Phú Yên) Sâu non gây hại cây sắn ở huyện Sông Hinh (Phú Yên)

Thời gian gần đây, nhiều diện tích trồng sắn trên địa bàn huyện Sông Hinh (Phú Yên) bị hư hại nặng, phải nhổ bỏ. Theo xác định của chuyên gia Trung tâm Nông nghiệp nhiệt đới quốc tế (CIAT), một loài ấu trùng sâu non họ bửa củi (bọ cánh cứng) đã gây hại cây sắn.

11/05/2015
Đắng lòng vì ngô ngọt Đắng lòng vì ngô ngọt

Đã qua nửa tháng thu hoạch nhưng gần 20 ha ngô Sugar 75 (ngô ngọt) mà một số nông dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị liên kết sản xuất với Công ty Cổ phần Tín Đạt Thành vẫn chưa được thu hoạch vì doanh nghiệp không thu mua sản phẩm cho nông dân như cam kết ban đầu.

11/05/2015
Niềm vui của người trồng quế Niềm vui của người trồng quế

Cùng với việc giá quế vỏ tăng cao, năm nay, người trồng quế ở tỉnh Quảng Ngãi còn đón nhận niềm vui mới, khi một nhà máy chế biến tinh dầu từ cành, lá quế được đầu tư xây dựng ngay trên đất quế Trà Bồng.

11/05/2015