Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ứng dụng công nghệ mới giải quyết vấn đề thiếu nước tưới

Ứng dụng công nghệ mới giải quyết vấn đề thiếu nước tưới
Ngày đăng: 11/05/2015

Riêng trong mùa khô năm nay, hơn 20.000 ha trong khu vực rơi vào tình trạng này, khiến năng suất niên vụ tới có thể giảm từ 30% - 70%.

Để giúp nhà nông vừa tiết kiệm nước tưới, vừa đảm bảo năng suất bền vững cho cà phê, Viện khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên đang triển khai nhân rộng công nghệ tưới mới với giá thành thấp, mang lại hiệu quả rõ nét, mở ra triển vọng giải quyết tốt vấn đề nước tưới trong mùa khô.

Gia đình ông Hồ Sỹ Cương, ở thôn 2 xã Hòa Đông, huyện Krông Pách, có 1 ha cà phê mới tái canh năm đầu. Cây mới 9 tháng, nhưng đã cao khoảng 1 mét, tán rộng 50 - 70 cm, và xanh mướt giữa mùa khô nắng cháy.

Ông Cương đóng cầu dao điện, lập tức từ mỗi gốc cà phê có một màn nước mỏng, phun ra từ một bép phun nối với hệ thống ống chạy ngầm dưới mặt đất. Ông Cương Cho biết, hệ thống tưới phun tiết kiệm này là do Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên chuyển giao và đây chính là điều khác biệt để tạo nên chất lượng vườn cây như như hiện tại.

“Cà phê trồng từ tháng 7/2014 nay đã được 9 tháng những sinh trưởng tốt nên đã có rất nhiều người về thăm quan. Mô hình tưới nước này nếu làm được sẽ rất hiệu quả”, ông Cương cho biết.

Kế bên vườn của Ông Cương là 1ha cà phê của gia đình ông Nguyễn Văn Long, cũng sử dụng công nghệ tưới tiết kiệm của viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên. Với mô hình này, được các kỹ sư của viện thiết kế, xây một bể nổi chứa khoảng 2 mét khối nước được bơm lên từ giếng.

Nước sẽ được dẫn về các hàng cây cà phê qua hệ thống ống nhựa cứng. Từ các ống này, nước được chia bởi các ống cao su nhỏ hơn nối với các bép phun xả vào các gốc cà phê. Cùng với đó, phân bón được hòa tan tại bể chứa, theo nước, thẩm thấu đều đến từng cây, nên cà phê phát triển rất nhanh.

“Lượng nước tưới tiết kiệm có lợi về công và nước cho những người làm nông. Nếu mà người bình thường chúng tôi trồng bình thường thì phải 3 năm sau mới cho thu nhập, còn trồng theo mô hình tái canh này 12 tháng tuổi đã có thu nhập”, ông Long cho biết.

Theo TS. Lê Ngọc Báu, Viện trưởng viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, công nghệ tưới nhỏ giọt kết hợp với bón phân qua nước, giúp cà phê mới trồng phát triển nhanh hơn hẳn so với cách tưới bón truyền thống.

Nếu công nghệ này áp dụng trên diện tích cà phê tái canh bằng cây cà phê chồi ghép, nông dân có thể được thu bói ngay trong năm trồng đầu tiên. Ở các vườn cà phê đang kinh doanh, tưới-bón theo công nghệ mới cũng mang lại năng suất cao hơn chừng 20%, đồng thời tiết kiệm đáng kể các loại chi phí.

“Hệ thống tưới tiết kiệm được khoảng 20% lượng nước tưới, đồng thời tiết kiệm được khoảng 20% phân bón Kali và Ure. Theo nguyên lý, phân bón được cung cấp qua nước tưới cho nên với hệ thống này tổn thất do bay hơi, vương vãi hầu như không có còn giảm chi phí nhân công tưới cây”, TS. Lê Ngọc Báu cho biết.

Công nghệ tưới tiết kiệm được viện Khoa học và Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên tham khảo từ mô hình của Israel hơn 10 năm trước. Các kỹ sư của viện đã nghiên cứu cải tiến, đến năm 2014 đã thí điểm cho các hộ tại huyện Krông Pách, chi phí cho mỗi ha dao động trong khoảng 20 - 30 triệu đồng tùy theo loại ống nhựa sử dụng.

Sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm này, người dân rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản, tiết kiệm được nước tưới, phân bón và chi phí nhân công, đồng thời vẫn đảm bảo sự phát triển bền vững của vườn cây. Công nghệ này đang được mong đợi sẽ trở thành bước đột phá trong việc sử dụng hiệu quả nguồn nước tưới trong mùa khô tại Tây Nguyên.


Có thể bạn quan tâm

Sẽ Có Quy Định Về Quản Lý Hoạt Động Nuôi Chim Yến Sẽ Có Quy Định Về Quản Lý Hoạt Động Nuôi Chim Yến

Ngày 17/4, Bộ NNPTNT sẽ họp để xây dựng Thông tư quy định tạm thời về quản lý hoạt động nuôi chim yến nhằm đối phó ngay với việc phát hiện vi rút cúm A/H5N1 trên đàn chim yến tại Ninh Thuận, ngăn ngừa nguy cơ phát tán dịch.

18/04/2013
Phát Triển Cây Thanh Long Ruột Đỏ Tại Tân Thanh (Lâm Đồng) Phát Triển Cây Thanh Long Ruột Đỏ Tại Tân Thanh (Lâm Đồng)

Dễ trồng, ít tốn công lao động, sớm cho thu hoạch lại có năng suất và giá trị kinh tế cao nên cây thanh long ruột đỏ đang thu hút sự quan tâm của nhiều người dân xã Tân Thanh, Lâm Hà (Lâm Đồng). Tuy nhiên, việc trồng cây thanh long ở địa phương này còn nhỏ lẻ và mang tính tự phát. Để có thể khai thác hết giá trị kinh tế loài cây này mang lại, người dân cần có sự đầu tư đúng mức bên cạnh sự hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương.

18/04/2013
Giá Tôm Chân Trắng Thái Lan Tăng Mạnh Giá Tôm Chân Trắng Thái Lan Tăng Mạnh

Hội chứng tôm chết sớm (EMS) vẫn đang “tàn phá” tôm nuôi của Thái Lan khiến nhiều nhà NK tôm chân trắng của EU lao đao do giá tôm tăng mạnh. Tháng 12/2012. Giá tôm cỡ 70 con/kg cũng tăng từ 4,7 USD/kg lên 6,6 USD/kg.

19/04/2013
Niềm Vui Trồng Cam Niềm Vui Trồng Cam

Cách đây vài năm, người trồng cam sành ở huyện Kế Sách còn ngêu ngao câu ví buồn: “Cam sành lột vỏ còn “cay”/Nông dân điêu đứng vì cam sau nhà…”. Ấy vậy mà, sau hơn 2 năm thực hiện mô hình trồng cam sành theo dự án Jica do Nhật Bản tài trợ đã xóa tan đi câu ví một thời.

19/04/2013
Thâm Canh Mãng Cầu Xiêm Theo Tiêu Chí VietGAP Ở Tiền Giang Thâm Canh Mãng Cầu Xiêm Theo Tiêu Chí VietGAP Ở Tiền Giang

Nhằm phát huy tiềm năng kinh tế miền đất nhiễm mặn, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam (SOFRI) đang hỗ trợ huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) thâm canh mãng cầu xiêm - cây trồng đặc sản đang cho hiệu quả kinh tế cao theo tiêu chí VietGAP.

19/04/2013