Xã miền núi có 41 tỷ phú

Xã Phù Lưu trở thành xã giàu nhất tỉnh với 41 tỷ phú và có 50% hộ gia đình là hộ giàu.
Người dân xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) chăm sóc vườn cam sắp thu hoạch.
Cuối năm 2011, số hộ nghèo toàn xã vẫn còn 39,9%.
Nói về chuyện xóa nghèo làm giàu ở xã mình, ông Ma Tàm Hoa – Chủ tịch UBND xã Phù Lưu kể: “Phong trào trồng cam trên đất Phù Lưu có từ những năm 1990, ban đầu chỉ có khoảng 10 hộ trồng thử nghiệm trên những sườn đồi cheo leo nhưng cho trái rất ngọt.
So với trồng lúa nương, sắn, ngô… thì trồng cam đem lại giá trị kinh tế cao hơn hẳn.
Vì vậy chính quyền và các đoàn thể xã đã tích cực vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đặc biệt tập trung vào phát triển cây cam sành”.
Từ diện tích nhỏ lẻ của ông Đặng Trần Hín, người Dao ở thôn Thôm Táu (cũng là người đầu tiên đưa cây cam về trồng trong thôn), đến nay cam đã trở thành cây trồng chính, giúp gia đình ông Hín có thu nhập gần 1 tỷ đồng/năm.
Học hỏi kinh nghiệm từ ông Hín, các hộ người Dao khác ở thôn Thôm Táu đều mở rộng diện tích trồng cam.
Dần dần, những ngôi nhà tranh tre của bà con đã được thay thế bằng nhà xây kiên cố, tiện nghi sinh hoạt cũng đầy đủ hơn, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ cuộc sống của người dân trong thôn.
Tỷ lệ hộ nghèo ở Thôm Táu từ 39,9% (năm 2011) nay đã giảm còn 13,15%.
Trò chuyện với PV, ông Hoa cho biết:“Khi cam sành Hàm Yên liên tiếp được bình chọn là top 10 thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam, tôi càng thêm trăn trở làm thế nào để giữ vững thương hiệu cam sành – cây trồng chủ lực của xã? Làm thế nào giảm chi phí vận chuyển cam do đường giao thông đi lại khó khăn...”.
Những trăn trở trên đã nhanh chóng được các ban ngành xã Phù Lưu chuyển thành hành động.
Theo đó, xã đã vận động bà con sản xuất cam theo hướng an toàn, phun thuốc bảo vệ thực vật theo đúng hướng dẫn, chú trọng sản xuất cam theo tiêu chuẩn VietGAP, sử dụng giống được sản xuất tại cơ sở nhân giống cam sạch bệnh của Trung tâm Cây ăn quả huyện Hàm Yên, hạn chế sử dụng cành chiết làm ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng sản phẩm...
Đến nay Phù Lưu đã có hơn 1.000 hộ trồng cam, với diện tích trên 1.870ha, sản lượng đạt hơn 16.000 tấn/năm.
Năm 2014, tổng thu nhập từ cam của xã đạt gần 1.100 tỷ đồng, nhiều hộ thu nhập 1 - 2 tỷ đồng/năm.
Xã Phù Lưu trở thành xã giàu nhất tỉnh với 41 tỷ phú và có 50% hộ gia đình là hộ giàu.
Có thể bạn quan tâm

Trồng thanh long trên vùng rú cát là chuyện vẫn còn xa lạ đối với nhiều người. Có một người từ thành phố Huế về vùng rú cát Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) để lập trang trại và đã trồng thành công loài thanh long ruột đỏ, đó là anh Ái Hiệp.

Tại huyện Cai Lậy, chị Nguyễn Thị Chi, thương lái chuyên thu mua bưởi da xanh ở xã Tam Bình cho biết, do nhu cầu bưởi da xanh trong dịp tết rất lớn nên giá bưởi trong những ngày tới có thể còn tăng mạnh và đạt 40.000 - 45.000 đồng/kg.

Nói đến vùng đất đồi núi xã Đa Mi (Hàm Thuận Bắc - Bình Thuận), người ta thường nói đến các mô hình trồng cây ăn trái. Ở đó có những con người biết vượt khó để xây dựng mô hình kinh tế ổn định, cho thu nhập hơn trăm triệu đồng mỗi năm.

Hiện nay, nhà vườn trồng bưởi da xanh ở huyện Long Mỹ (Hậu Giang) đang bước vào thu hoạch, năng suất khoảng 21 tấn/ha. Giá bưởi da xanh được thương lái mua tại vườn với giá 34.000 đồng/kg, tăng 6.000 đồng so với tháng trước. Với giá như hiện nay, sau khi trừ chi phí, nông dân lời hơn 500 triệu đồng/ha.

Theo thống kê, sau kết thúc vụ thu hoạch cam năm 2013, trên địa bàn huyện Cao Phong đã có 160 hộ trồng cam đạt mức doanh thu từ 1 tỷ đồng trở lên, trong đó có 20 hộ đạt doanh thu từ 3 – 5 tỷ đồng.