Kiểm Soát Chặt Dịch Bệnh Đàn Bò Dự Án

Nhiều đàn bò của các dự án xóa đói giảm nghèo của các doanh nghiệp hỗ trợ đồng bào chưa được kiểm dịch chặt chẽ đã lây lan dịch lở mồm long móng (LMLM) tại nhiều địa phương.
Tại cuộc họp giao ban Bộ NN&PTNT sáng 5/1, Cục trưởng Cục Thú y Phạm Văn Đông cho biết: Cục Thú y sẽ phối hợp với các tập đoàn và đơn vị thực hiện dự án theo chương trình xóa đói giảm nghèo, kiểm soát tốt đàn bò cấp cho các hộ dân nghèo, không chỉ chất lượng mà cả dịch bệnh.
Hiện, đàn bò dự án theo chương trình xóa đói giảm nghèo đã gây lây lan dịch bệnh LMLM cho 7 tỉnh gồm: Thanh Hóa, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Lạng Sơn, Đắk Nông và Lâm Đồng.
Theo số liệu mới nhất của Cục Thú y, hiện có 32 xã của 12 huyện thuộc 7 tỉnh với gần 600 con gia súc mắc bệnh (đã có 40 con bị chết, gồm ở Lạng Sơn 21 con, Thanh Hóa 4 con, Lào Cai 6 con, Yên Bái 2 con, Đắk Nông 2 con, Sơn La 2 con, Lâm Đồng 3 con), tập trung chủ yếu ở các chương trình xóa đói giảm nghèo.
Dịch đang có nguy cơ lây lan rộng do bò của chương trình này phát cho mỗi gia đình 1 con, nên diện phát tán dịch rất rộng cho nhiều xã, nhiều huyện, nhiều tỉnh.
Đáng lưu ý nhất chính là sự xuất hiện của virus type A – type nguy hiểm nhất (virus này xuất hiện ở Hà Tĩnh từ 2 năm nay) gây bệnh LMLM trong đàn bò dự án. Điều này khiến cho nguy cơ lây lan dịch bệnh rất cao.
“Từ đầu tháng 11/2014 đến nay, ở Hà Tĩnh liên tục có dịch, hiện tại vẫn còn 1 huyện đang có dịch. Khả năng còn có nhiều xã khác, huyện khác có dịch, nhưng ở địa phương này hệ thống báo cáo, hệ thống phòng chống dịch bệnh có vấn đề tồn tại, bất cập từ 2 năm nay. Có thể không loại trừ vừa rồi, các dự án xóa đói giảm nghèo lấy cả nguồn gia súc từ đây”, ông Đông nhấn mạnh.
Để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, mới đây, Cục Thú y và lãnh đạo Tập đoàn Viettel đã trao đổi các biện pháp để kiểm soát chất lượng bò và cả dịch bệnh. Cục Thú y đã đề nghị Tập đoàn Viettel tạm ngừng việc cung ứng bò, nhất là trong thời điểm giá rét này.
“Chúng tôi đã ký một biên bản hợp tác trong việc kiểm soát bò để cung ứng cho người nghèo đảm bảo an toàn và cũng đang mời tiếp 2 đơn vị, đó là Tập đoàn Vincom có Quỹ Thiện tâm, chương trình Lục lạc vàng của Đài THVN để làm việc, phối hợp chặt chẽ trong việc kiểm soát dịch bệnh”, ông Phạm Văn Đông cho biết thêm.
Có thể bạn quan tâm

Lý giải chuyện thanh long rớt giá, anh Trần Văn Hải, chủ một cơ sở thu mua thanh long ở huyện Hàm Thuận Nam, cho biết: Thương lái Trung Quốc không “ăn hàng” nên thanh long chở sang bị tồn lại rất nhiều. Mỗi ngày chở sang hàng trăm xe mà thương lái chỉ thu mua nhỏ giọt. Giá thanh long rớt không chỉ nông dân điêu đứng mà tiểu thương cũng thiệt hại rất nhiều.

Trước thông tin Trung Quốc chính thức cấm nhập khẩu gạo qua đường tiểu ngạch từ Việt Nam, chúng tôi đã liên hệ với Tổng cục Hải quan Trung Quốc và nhận được thông tin, phía Trung Quốc không ban hành văn bản nào liên quan đến vấn đề này.

Tuy đã được khuyến cáo không nên ồ ạt mà nên trồng thử nghiệm giống hồ tiêu ghép với số lượng nhỏ để kiểm tra tính hiệu quả của cây giống này nhằm hạn chế thiệt hại về kinh tế đáng tiếc có thể xảy ra nhưng nhiều hộ dân trồng tiêu ở Bà Rịa-Vũng Tàu vẫn chuyển sang trồng loại cây này.

Ông Nguyễn Trung Hiếu, Trưởng Ban quản lý cảng cá Hòn Rớ cho biết: “5 ngày qua, bình quân mỗi ngày có từ 20 - 30 tàu câu cá ngừ đại dương của Khánh Hòa, Bình Định cập cảng. Ngư dân đánh bắt được nhiều, giá cả lại nhích lên từng ngày, nên cả chủ tàu và thuyền viên đều có thu nhập khá”.

Từ đầu tháng 8 đến nay do mưa nhiều, giá dừa uống nước giảm mạnh từ 60.000 đồng - 70.000 đồng/chục (12 trái) 2 tháng trước đây còn 18.000 đồng - 20.000 đồng/chục hiện nay. Dừa uống nước lúc cao điểm giá 90.000 đồng/chục. Có một điều đáng chú ý là dừa khô hiện nay vẫn giữ mức giá khá cao từ 60.000 - 70.000 đồng/chục.