Vườn Bí Ngô Cho Trái Khổng Lồ

Một nhà vườn Đà Lạt vừa trồng thành công một giống bí ngô nhập từ Mỹ. Sau 5 tháng trồng, giống bí ngô này cho ra những quả khổng lồ, quả nặng nhất tới 80 kg. Nhiều người hiếu kỳ tìm đến tham quan.
Chủ nhân của vườn bí ngô khổng lồ này là ông Lê Hữu Phan ở khu vườn rau gần hồ Than Thở (Đà Lạt).
Ông Phan cho biết, một lần tình cờ lên mạng ông đọc được thông tin có nông dân ở Mỹ trồng được những quả bí ngô khổng lồ mà từ trước đến nay ông chưa bao giờ thấy. Ông tìm cách liên lạc với những người bạn đang sinh sống bên Mỹ nhờ mua bằng được giống bí ngô này đem về Đà Lạt trồng thử.
Vườn bí cho trái khổng lồ ở Đà Lạt. Ảnh: Quốc Dũng
Đầu tháng 4, 100 hạt bí ngô giống khổng lồ từ Mỹ đã được chuyển đến tay ông Phan. Bước đầu thử nghiệm người nông dân này ươm 50 hạt, sau đó lựa chọn 30 cây khỏe nhất gieo trồng trên diện tích 150 m2. Sau 3 tháng chăm sóc những cây bí bắt đầu ra hoa, kết trái. Ông Phan lại tiếp tục chọn lựa chỉ để lại những trái tốt nhất để cho cây tập trung nuôi dưỡng.
Hiện vườn bí của ông Phan có 24 quả đã có thể thu hoạch. Quả lớn nhất cân được 80 kg, và quả nhỏ nhất cũng tới 10 kg.
Ông Phan cho biết, loại bí này có màu vàng tươi, vỏ mỏng và bóng. Chế độ chăm sóc bí khổng lồ rất đơn giản, phân bón chủ yếu là các loại hữu cơ nên quả rất sạch
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, với việc triển khai nhân rộng thêm nhiều mô hình sản xuất trong nông nghiệp, thì việc đầu tư tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng tăng tỷ trọng đàn và bán công nghiệp của huyện Bác Ái đã có những chuyển biến tích cực.

Những ngày trung tuần tháng tư năm nay, nắng như đổ lửa trên cánh đồng thôn Đồng Dày thuộc xã Phước Trung, huyện Bác Ái. Tranh thủ những đợt xả nước cuối cùng của hồ Phước Nhơn, anh Tain Hải khẩn trương bơm nước chống hạn, cứu bắp lai. Ruộng bắp rộng một hecta của gia đình anh bước vào giai đoạn “cứng hạt” chuẩn bị thu hoạch.

Hiện nay tại địa bàn xã Sông Cầu, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa), các loại nấm bệnh trên cây mía đang bùng phát mạnh và có mức độ lây lan nhanh, khiến nông dân vô cùng lo lắng. Niên vụ mía 2013 - 2014, xã Sông Cầu có 395ha mía. Vì thế, việc xử lý các loại dịch bệnh là một yêu cầu bức thiết.

Ông Chamaleá Hái, 70 tuổi ở thôn Tà Lọt (xã Phước Hòa, huyện Bác Ái) chịu thương chịu khó làm ăn vươn lên thoát nghèo nhờ sản xuất nông nghiệp

Vừa qua, tại thôn Tầm Ngân 2, xã Lâm Sơn (Ninh Sơn) có khoảng 3 sào mít, trong đó có 15% cây mít đang mùa thu hoạch bị sâu đục trái gây hư hại.