Nguy Cơ Dịch Tôm Lan Rộng Ở Phước Hòa (Bình Định)

Vụ nuôi tôm năm nay, xã Phước Hòa (huyện Tuy Phước - Bình Định) thả nuôi trên diện tích 327 ha, trong đó có 15 ha vùng Kim Đông nuôi theo phương thức bán thâm canh (BTC), 20ha nuôi quảng canh cải tiến đơn tôm, diện tích còn lại nuôi tôm xen với các đối tượng thủy sản khác. Đến giữa tháng 4 vừa qua, 100% diện tích đều được thả giống, song đến nay diện tích tôm nuôi bị dịch bệnh đã lên đến 30ha, và đang lây lan nhanh sang nhiều vùng nuôi tôm khác trong xã.
Ông Nguyễn Văn Dũng, cán bộ khuyến ngư xã Phước Hòa, cho biết: “Số diện tích tôm nuôi bị dịch bệnh qua kiểm tra đều do môi trường, mặt khác do biến động thời tiết mưa bất thường vào cuối tháng 4, đầu tháng 5 và nắng nóng ảnh hưởng đến sức khỏe tôm nuôi”.
Ngoài ra, còn có một nguyên nhân khác mà người nuôi tôm ở Phước Hòa chưa lường hết là yếu tố môi trường bất lợi. Năm 2012 ở tỉnh không xảy ra lũ lụt, nên quá trình cải tạo ao, hồ, cải thiện chất lượng môi trường dựa vào điều kiện tự nhiên không được diễn ra. Năm nay thời tiết diễn biến phức tạp, đầu vụ nuôi mưa nắng thất thường, các ao nuôi luôn bị mất màu, độ pH trong ao nuôi luôn bị biến động, tạo môi trường không tốt.
Các chất thải nông nghiệp, xác súc vật chết luôn hiện diện trên các sông, mương, gây ô nhiễm nguồn nước, nên việc cấp nước tự nhiên vào ao nuôi cũng là tác nhân gây bệnh cho tôm. Về con giống, chỉ có vùng nuôi BTC bà con mua giống tôm thẻ chân trắng ở các trại giống có uy tín và đã qua kiểm dịch với giá 68 đồng/con, còn lại đa phần đều mua tôm giống trôi nổi trên thị trường với giá 25 đồng/con, chất lượng không đảm bảo.
Tình hình dịch bệnh tôm nuôi ở Phước Hòa chưa có dấu hiệu dừng lại, vì hầu hết các hồ bị dịch tôm đều không đóng cổng xử lý, mà đều xả thải ra môi trường. Chính quyền và ngành chức năng cần có biện pháp can thiệp, không để mạnh ai nấy làm dẫn đến nguy cơ dịch tôm lan rộng.
Có thể bạn quan tâm

Vụ mùa năm 2011, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Công ty cổ phần giống cây trồng miền Nam thực hiện mô hình trồng thử nghiệm bốn giống lúa mới tại xã Mường Cang huyện Than Uyên trong đó: 03 giống lúa lai Nam ưu 603, Nam ưu 604, PAC 807 và giống lúa thuần KN 2, quy mô 1,7 ha

Cuối tháng 5/2012, sau gần 2 năm “vắng bóng”, dịch tai xanh ở lợn lại xuất hiện trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Tính đến ngày 14/6/2012, toàn tỉnh có 6 xã thuộc 2 huyện Hữu Lũng và Văn Quan có dịch.

Gần đây, nhiều người nuôi tôm phải nhập viện để cấp cứu vì dương vật bị thương rất nặng. Hệ thống quạt nước tạo dưỡng khí cho tôm nếu quấn phải quần áo người sẽ gây tai nạn, trong đó đàn ông dễ bị tuột lớp da của bộ phận sinh dục

Theo thống kê, diện tích nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa của huyện Tam Nông (Đồng Tháp) tăng theo từng năm. Năm vừa qua, toàn huyện thả nuôi 808 ha tôm càng xanh, tăng 107ha, với tổng sản lượng thu hoạch là 1.318 tấn. Do áp dụng tốt kỹ thuật nuôi nên bình quân mỗi hecta người dân thu hoạch được 1,63 tấn, với giá dao động từ 230.000 - 260.000 đồng/kg (tôm loại 1, 2), góp phần mang lại lợi nhuận bình quân khoảng 60 triệu đồng/ha (cao hơn năm 2010 là 19,8 triệu đồng/ha).

Ông Trần Văn Vinh (thường gọi là Bảy Vinh) đến với nghề ương nuôi nghêu giống bắt nguồn từ sự đam mê và nhu cầu thực tế. Sinh ra và lớn lên ở vùng biển Gò Công (Tiền Giang), từng công tác ở ngành Thủy sản, cả cuộc đời gần như gắn bó với nghề. Sau khi nghỉ hưu, ông đã bắt tay vào việc nghiên cứu đặc điểm sinh sản tự nhiên của nghêu, đồng thời thử nghiệm quy trình sinh sản nghêu nhân tạo.