Vụ Tôm Nước Lợ Năm 2013 Cơ Bản Được Mùa

Theo Tổng Cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2013, mặc dù vẫn còn xảy ra dịch bệnh trên tôm nuôi, nhưng về cơ bản vụ nuôi tôm năm nay được mùa ở Việt Nam.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, tình hình tôm nước lợ những tháng cuối năm tiếp tục diễn biến khá thuận lợi với sản lượng thu hoạch lớn và giá bán tăng cao.
Hiện tại, giá tôm thương tôm thẻ chân trắng cỡ 60-70 con/kg dao động từ 145.000-150.000 đồng/kg, tôm sú cỡ 40-50 con/kg dao động từ 180.000-190.000 đồng/kg. Đối với diện tích tôm nuôi thu hoạch đúng tuổi người nuôi có lãi bình quân từ 100-150 triệu đồng/ha.
Để hoàn thành tốt vụ nuôi tôm năm 2013 và góp phần thành công vụ nuôi tôm năm 2014, Tổng cục Thủy sản có văn bản đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh/thành phố ven biển có nuôi tôm nước lợ tăng cường quản lý nuôi tôm vụ 3 tại địa phương.
Cụ thể, chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường chỉ đạo thời gian xuống giống phù hợp với điều kiện thời tiết từng vùng; khuyến cáo người nuôi thả giống phải qua kiểm dịch của cơ quan thẩm quyền và đảm bảo chất lượng. Tăng cường quan trắc và cảnh báo môi trường, thông báo kịp thời cho người nuôi để có biện pháp phòng trừ dịch bệnh, hạn chế rủi ro; đồng thời, tăng cường kiểm tra, kiểm soát các yếu tố đầu vào như chế phẩm sinh học, chất cải tạo môi trường và thức ăn.
Bên cạnh đó, quản lý, chỉ đạo thực hiện nuôi tôm theo quy hoạch, khuyến cáo người nuôi tôm không vì lợi nhuận nuôi tôm năm 2013 mà chuyển đổi diện tích trồng lúa, trồng mía, làm muối... sang nuôi tôm làm phá vỡ quy hoạch.
Có thể bạn quan tâm

Tham gia thực hiện mô hình trồng lúa theo kỹ thuật SRI có 70 hộ với 6,8ha ở xã Yên Khê. Trên diện tích này bà con trồng giống lúa Thiên Nguyên ưu 16 với cách bón phân và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo hướng dẫn khoa học của các ngành chức năng.

Được thành lập và đi vào hoạt động chỉ vài năm qua, nhưng các tổ kinh tế hợp tác (KTHT) nuôi tôm tại xã Phước Vĩnh Tây, huyện Cần Giuộc (Long An) đã mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể. Không những giúp cho các thành viên trong tổ có sự liên kết trong nuôi tôm mà còn tạo thêm việc làm cho một số lao động nhàn rỗi tại địa phương.

Để đáp ứng nhu cầu con tôm giống chất lượng phục vụ người nuôi tôm, trong thời gian qua, nhiều trại giống đã đầu tư công nghệ mới trong sản xuất. Tuy vậy, tôm giống ở Cà Mau hầu như bán với giá thấp hơn nhiều so với con giống ngoài tỉnh bởi chưa có thương hiệu.

Cầm trong tay tấm bằng cử nhân ngành Quản trị kinh doanh, chàng trai 22 tuổi Phạm Văn Hiếu (thôn Bồng Lai, xã Hiệp Thạnh, Đức Trọng - Lâm Đồng) quyết tâm trở về quê nhà để lập nghiệp. Công việc mà Hiếu chọn để khởi nghiệp cũng khá đặc biệt, đó là chăn nuôi bò sữa cho nghe nhạc.

Năm 2014, Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Bảo Yên được giao trồng 1.450 ha rừng sản xuất. Trên cơ sở kế hoạch giao, công ty đã họp và tổ chức cho nhân dân đăng ký nhu cầu trồng rừng mới. Theo đó, người dân của các xã trong vùng nguyên liệu đã đăng ký trồng mới 1.000 ha cây quế. Đây là năm đầu tiên, huyện Bảo Yên trồng quế với diện tích lớn như vậy.