Mô Hình Nuôi Cá Diêu Hồng Tại Xã Đức Lạng Ở Hà Tĩnh

Năm 2012, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư (TTKNKN) Hà Tĩnh thực hiện mô hình nuôi cá diêu hồng thương phẩm trong ao đất tại xã Đức Lạng - huyện Đức Thọ. Đây là đối tượng trong thời gian qua được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Hà Tĩnh xây dựng ở một số địa phương như: huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà và đã cho kết quả tốt về mặt kinh tế cũng như kỹ thuật nuôi.
Mô hình năm 2012 do ông Trần Văn Hán thực hiện, với quy mô 3.000 m2, số lượng giống thả 9.000 con, trong đó nhà nuớc hỗ trợ giống 100%, thức ăn 50%. Qua thời gian nuôi gần 5 tháng cá đạt trọng lưọng 0,5 - 0,6 kg/con, tỷ lệ sống uớc đạt 70%, năng suất đạt gần 12 tấn/ha. Nếu theo giá bán thời điểm hiện nay tại ao là 50.000 đồng/kg, trừ chi phí, mô hình thu lãi gần 40 triệu đồng.
Ngày 20/9/2012 tại xã Đức Lạng, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Hà Tĩnh đã tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình nuôi cá Diêu Hồng thương phẩm trong ao đất. Tham dự hội thảo có đại diện Sở NN&PTNT, Chi cục nuôi trồng thuỷ sản, Trung tâm UD&CGKHKT huyện Đức Thọ và lãnh đạo, các ban ngành cung với bà con nông dân xã Đức Lạng để đánh giá kết quả đạt đươc và rút kinh nghiệm phát triển nhân ra diện rộng trong thời gian tới.
Tại Hội thảo, hầu hết các đại biển tham dự đều cho rằng, đây là đối tượng nuôi có nhiều ưu điểm hơn các đối tượng nuôi cá truyền thống (mè, trôi, trắm, chép...) như: Kỹ thuật nuôi không khó, ít dịch bệnh, phù hợp với điều kiện tự nhiên khí hậu của địa phương và đặc biệt trong thời gian nuôi ngắn (4 - 5 tháng) đảm bảo kích cỡ thuơng phẩm để bán ra thị trường trước mùa mưa lũ. Đây là cơ sơ để tiếp tục nhân rộng đối tượng này ở tại địa phương cũng như các địa bàn khác trong tỉnh. Tuy nhiên để có tính hiệu quả và bền vững, trong thời gian tới ngành nông nghiệp cần phải có chương trình cụ thể về quy hoạch, về kế hoạch để phát triển đối tượng này.
Có thể bạn quan tâm

Dự án có quy mô chăn nuôi 200 con bò sữa và 300 con dê bách thảo với tổng vốn gần 33,4 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ nay đến tháng 10.2043.

Huyện Mộc Châu là địa bàn có nhiều nông sản nổi tiếng vùng Tây Bắc. Trong đó, nhiều loại sản phẩm đã chiếm lĩnh cả thị trường nước ngoài như: Chè, sữa Mộc Châu, cải dầu, hoa ly, hoa lan…

Nhìn mấy người buôn khiêng những bao đậu phụng (lạc) khô chất lên xe chở đi, bà Ngô Thị Thu Thủy ở thôn Mông Nghệ Bắc (xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam) lắc đầu: “Gần 4 tháng ròng cần mẫn chăm sóc, kết quả thu về là âm cả vốn, hỏi sao mà không nản lòng”.

Đó là thông tin tại buổi họp sơ kết xuất khẩu gạo tháng 4 và kế hoạch xuất khẩu gạo tháng 5, do Hiệp hội Lương thực Việt Nam vừa tổ chức tại TP HCM.

Thông tin mới trong quá trình nghiên cứu cá ngựa của nhóm các nhà khoa học phòng Công nghệ nuôi trồng - Viện Hải dương học tại Nha Trang. Cá ngựa đang được tiếp tục nghiên cứu thay đổi màu sắc và lấy thế hệ cá F1 cho ra dòng cá F2. Điều này sẽ hạn chế tối đa việc khai thác cá ngoài tự nhiên.