Vụ Dụ dân dùng chất cấm bắt giun trục xuất đối tượng Trung Quốc

Ngày 20.9, thiếu tá Phan Văn Kiệm - Đội trưởng Đội điều tra hình sự, Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (Bộ đội Biên phòng Quảng Trị) cho biết, đã xử phạt hành chính 16 triệu đồng (15 triệu đồng vì hành vi người nước ngoài nhập cảnh, hành nghề hoặc có hoạt động khác tại Việt Nam mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;
1 triệu đồng vì sử dụng hóa chất cấm) và trục xuất Gan DeQiang (40 tuổi, trú tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc) khỏi khu vực biên giới tỉnh Quảng Trị.
Đồn Biên phòng cũng tịch thu các tang vật gồm máy chích điện, hóa chất cấm của Gan DeQiang để tiến hành tiêu hủy.
Gói hóa chất lạ các đối tượng pha cùng xà phòng và nước dụ dỗ người dân đổ xuống đất bắt giun đất đem bán.
Lê Văn Cương (25 tuổi, ở xã Tiên Hưng, Lục Ngạn, Bắc Giang) - người đi cùng Gan DeQiang, cũng bị phạt 1 triệu đồng vì không hướng dẫn người nước ngoài khai báo tạm trú theo quy định.
Như NTNN ra ngày 18.9 đã phản ánh, sáng 17.9, Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo mời 2 đối tượng Lê Văn Cương và Gan DeQiang về trụ sở để làm rõ hành vi “dụ dỗ đồng bào Vân Kiều sống ở khu vực biên giới dùng hóa chất lạ đổ xuống đất bắt giun đem bán”.
Ban đầu, hai đối tượng nói là đi du lịch. Tuy nhiên, trước những bằng chứng rõ ràng bằng video clip và hình ảnh mà người dân cung cấp, hai đối tượng phải thừa nhận hành vi sai trái của mình.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR) tận gốc, Ban Quản lý (BQL) rừng phòng hộ Thanh Kỳ (trên địa bàn xã Thanh Tân, huyện Như Thanh) đã giao khoán 5.482 ha rừng cho 651 hộ dân bảo vệ, chăm sóc và sản xuất theo mô hình trang trại tổng hợp, nông - lâm kết hợp chăn nuôi.

Riêng năm đầu tiên ngư dân được miễn lãi và chưa phải trả nợ gốc, phương thức và thủ tục cho vay thuận tiện, phù hợp. Đặc biệt, ngư dân chỉ phải trả lãi suất từ 1 - 3%/năm tùy thuộc vào chất liệu của vỏ tàu và tổng công suất máy chính đối với tàu đóng mới, nâng cấp.

Thời gian gần đây, Hợp tác xã (HTX) Thủy sản Rạng Đông (xã Thới Thuận, huyện Bình Đại, Bến Tre) quản lý và khai thác tài nguyên thiên nhiên con nghêu có hiệu quả. Ngoài việc được thiên nhiên ưu đãi thì việc công khai minh bạch, phát huy dân chủ cơ sở là yếu tố quan trọng góp phần vào thành công chung của HTX.

Ngày 13/8, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Cà Mau kết hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thới Bình tổ chức Hội thảo chuyên đề “Thực trạng và giải pháp phát triển mô hình lúa – tôm bền vững” và triển khai Đề án “Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất lúa – tôm tỉnh Cà Mau”.

Nghề nuôi chim cút tại Đồng Nai đã và đang đem lại mức thu nhập lý tưởng cho không ít bà con nông dân. Nhiều hộ đã tận dụng được hiệu quả kinh tế từ nghề này để thoát nghèo, dần trở nên khấm khá, có hộ nuôi lớn mỗi năm thu lãi hàng trăm triệu đồng.