Đồng Tháp Nâng Tầm Thương Hiệu Quýt Hồng Lai Vung

Để tổ chức tốt và phát triển thương hiệu quýt hồng ngày một bền vững, tại UBND xã Long Hậu, UBND huyện Lai Vung (Đồng Tháp) vừa tổ chức Hội nghị thành lập Hợp tác xã (HTX) Quýt hồng Lai Vung.
HTX Quýt hồng Lai Vung có 19 thành viên, trong đó ban quản trị gồm 3 người, bước đầu huy động vốn điều lệ được 150 triệu đồng, với hình thức kinh doanh là cung ứng vật tư nông nghiệp, tiêu thụ sản phẩm quýt hồng, quýt đường và sản phẩm nông nghiệp khác. Tổng sản lượng quýt xuất ra thị trường hàng năm của HTX khoảng 300 tấn.
HTX Quýt hồng huyện Lai Vung được thành lập nhằm phát triển vùng trồng cây ăn trái thuộc các xã ven sông Hậu như: Tân Thành, Vĩnh Thới, Tân Hòa, Định Hòa, Phong Hòa cùng 2 xã chuyên canh quýt hồng là Long Hậu và Tân Phước. Qua đó, tổ chức liên kết các tác nhân tham gia chuỗi giá trị các loại trái cây trên địa bàn huyện, trong đó, quan trọng nhất là sản phẩm quýt hồng. Từ đây, xây dựng quy trình sản xuất tạo ra sản phẩm có giá thành hạ và giá bán ổn định hơn cho người nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Đây là 1 trong 2 mô hình thí điểm đầu tiên trên vùng biển Thừa Thiên Huế cũng như toàn quốc về việc giao quyền khai thác thủy sản vùng biển ven bờ cho người dân. Cộng đồng ngư dân phối hợp cùng Nhà nước quản lý ngư trường.

Để tránh tình trạng hàng đưa sang Trung Quốc bị trả về thậm chí bị tiêu hủy, Cục Bảo vệ thực vật yêu cầu Chi cục và các doanh nghiệp xuất khẩu kiểm tra chặt chẽ các lô hàng xuất khẩu sang Trung Quốc trong đó, đặc biệt chú ý đến hai loại rệp sáp do Trung Quốc thông báo. Lô hàng nào bị nhiễm cần có biện pháp xử lý sao cho phù hợp.

Với diện tích 26ha, khu nuôi bò sữa tập trung Vạn Dâu, xã Phượng Cách, huyện Quốc Oai (Hà Nội) đến nay đã quy tụ được 16 hộ chăn nuôi quy mô gần 200 con bò, thuận lợi trong xử lý môi trường, tạo nguồn thức ăn nuôi bò và tiêu thụ sản phẩm.

Ngày 9-6-2014, ông Võ Đăng Khoa, Giám đốc trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch cho biết: Cục sở hữu trí tuệ vừa có quyết định (số 16420/QĐ-SHTT ngày 25-3-2014) về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm hồ tiêu Lộc Ninh của tỉnh Bình Phước.

Thời gian qua, các nhà khoa học trong nước đã chọn tạo thành công ba giống cam không hạt và đã được Bộ NN&PTNT cho phép chuyển giao vào sản xuất, bao gồm: cam mật không hạt, cam sành không hạt và cam V2.