Chỉ 3% Diện Tích Áp Dụng VietGAP

Bộ NNPTNT đang lấy ý kiến cho dự thảo sửa đổi các quy định tiêu chuẩn VietGAP theo hướng đơn giản hơn.
Ngày 21.3, TS Phạm Đồng Quảng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) cho biết, trong 5 năm qua, Bộ đã lần lượt ban hành quy trình canh tác VietGAP đối với 5 sản phẩm là rau, trái cây, chè búp tươi, lúa và cà phê, nhưng trong tổng số hơn 6 triệu ha đất trồng các loại cây trên thì mới có 3% diện tích áp dụng VietGAP, với tổng diện tích được chứng nhận khoảng 14.500ha.
Cũng theo ông Quảng, phần lớn nông dân không áp dụng VietGAP vì quy trình dài và phức tạp; chi phí lớn, trong khi giá bán sản phẩm VietGAP không cao hơn sản phẩm thông thường là bao…
Hiện Bộ NNPTNT đang lấy ý kiến cho dự thảo sửa đổi các quy định tiêu chuẩn VietGAP theo hướng đơn giản các thủ tục để nông dân dễ tham gia hơn.
Có thể bạn quan tâm

Cải tạo giống bò hướng thịt tại 02 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên (An Giang) bằng phương pháp gieo tinh nhân tạo, trong đó, đã tiến hành gieo tinh khoảng 680 liều tinh cho 430 con bò, tỷ lệ đậu thai khoảng 192 con, đã nghiệm thu 31 con bê lai Red Angus. Đây là biện pháp cải tạo chất lượng đàn bò một cách tiết kiệm và bền vững.

Trong đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp Sóc Trăng từ nay đến năm 2020 đã được ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng phê duyệt, bò sữa là một trong các vật nuôi được ưu tiên phát triển. Cùng với việc tăng đàn bò sữa, tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường.

Mới đây, Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên phối hợp với huyện Tuy An tiến hành tiêu hủy vùng sắn đã bị rệp sáp bột hồng gây hại nặng nhằm cắt đứt nguồn lây lan sang diện rộng. Lần đầu tiên rệp sáp bột hồng xuất hiện gây hại, người trồng sắn thiệt hại kinh tế hàng trăm triệu đồng.

Theo ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, mô hình thâm canh ca cao trong vườn điều đang triển khai hàng trăm hécta ở Đông Nam bộ đã cho hiệu quả rất cao. Mô hình này cho năng suất cao trên cả cây ca cao và cây điều mang lại thu nhập cao cho người sản xuất.

Là địa phương có truyền thống về trồng cây vụ đông, những năm gần đây, nông dân xã Vũ Lạc (thành phố Thái Bình) đã trồng thử nghiệm khoai tây theo phương pháp làm đất tối thiểu không những cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao mà còn khắc phục được tình trạng đốt rơm rạ gây ô nhiễm môi trường, đồng thời góp phần cải tạo đất và mở ra phương thức gieo trồng mới đối với cây khoai tây vụ đông.