Vụ Công ty Thuận Phong có dấu hiệu sản xuất phân bón giả đằng đẵng chờ kết quả

Trước đó, như tin đã đưa, ngày 24.4, Đoàn kiểm tra liên ngành thuộc Ban chỉ đạo 389/ĐP tỉnh Đồng Nai phối hợp với đại diện 389/QG kiểm tra đột xuất kho N15 của Công ty Thuận Phong (Kp.7, phường Long Bình, Biên Hòa, Đồng Nai), đã phát hiện 2 công nhân đang chiết rót phân bón (dạng nước) từ bồn 1.000 lít vào chai bằng nhựa mang nhãn hiệu Vitol (1 lít/chai), trên nhãn ghi xuất xứ “made in USA”.
Công nhân công ty Thuận Phong đang chiết rót phân bón vào ngày Đoàn kiểm tra liên ngành tới kiểm tra công ty.
Khi đoàn kiểm tra kiểm kê số lượng hàng hóa tại kho còn phát hiện có hơn 1.000 tấn phân bón thành phẩm, gần 2.300 tấn nguyên liệu sản xuất phân bón; hơn 13.000 lít phân bón dạng lỏng “made in USA” chưa đóng chai, hơn 242 tấn hóa chất thương mại.
Kết quả kiểm định sau đó cho thấy có đến 19/29 mẫu phân bón nơi đây không phù hợp đăng ký chất lượng trên bao bì sản phẩm.
Đoàn kiểm tra đã nhận định Công ty Thuận Phong có dấu hiệu vi phạm hành vi sản xuất phân bón giả…
Trong buổi làm việc báo cáo kết quả điều tra Công ty Thuận Phong với 389/QG ngày 27.8, đại tá Lê Văn Hùng - đại diện Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai, cho rằng: Viện KSND tỉnh Đồng Nai thống nhất quan điểm với cơ quan điều tra về nhận định Công ty Thuận Phong không có hành vi làm giả mạo chất lượng các loại phân bón nước thương hiệu Huma Gro và xác định không đủ căn cứ ra quyết định khởi tố vụ án.
Kkhởi tố bị can đối với Khiếu Mạnh Tường – Tổng Giám đốc Công ty Thuận Phong, về tội kinh doanh trái phép nên ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự, kết thúc điều tra, chuyển hồ sơ cho Chi cục Quản lý thị trường Đồng Nai xử lý.
Tuy nhiên, Tổ công tác của BCĐ 389/QG không đồng ý với báo cáo này và yêu cầu Cơ quan điều tra tỉnh Đồng Nai cần tiếp tục điều tra những vi phạm của Công ty Thuận Phong.
Mới đây, trong cuộc họp mặt với các cơ quan báo chí, Ông Khiếu Mạnh Tường cho biết, công ty đã gửi hồ sơ giải trình, chứng minh không làm hàng gian, hàng giả đến cơ quan điều tra. Công ty cũng mong sớm có kết quả điều tra cuối cùng nhưng cho đến nay vẫn chưa nhận được.
Trong khi cơ quan chức năng vẫn chưa công bố kết quả điều tra, theo ông Tường, gần cả trăm công nhân làm việc cho Công ty Thuận Phong đành phải tạm ngừng làm việc.
Theo Anh Lưu Tuấn Giang (phường Trảng Dài, TP.Biên Hòa, Đồng Nai) – một công nhân của công ty, từ khi công ty bị cơ quan điều tra dấu hiệu làm phân bón giả, hàng chục công nhân, trong đó có anh, đành phải nghỉ việc vì phân xưởng đóng cửa.
Hiện, những công nhân nghỉ việc từ vụ việc này được công ty trả 70% lương.
“Không hiểu lý do gì mà đã 5 tháng nay cơ quan điều tra vẫn chưa công bố kết quả vụ việc.
Tôi có gia đình rồi mà nhận lương hỗ trợ nên khó khăn cho sinh hoạt lắm”-anh nói.
Quan trọng hơn, nhiều hộ nông dân đã sử dụng phân bón của Công ty Thuận Phong cũng đang rất hoang mang vì phải chờ đợi cơ quan chức năng công bố kết quả quá lâu về việc phân bón họ sử dụng là giả hay thật.
Ông Nguyễn Duy Thái (xã Lạc Lâm, Đơn Dương, Lâm Đồng) cho biết, đã sử dụng phân bón của Công ty Thuận Phong hơn 2 năm nay, chất lượng khá tốt, cho năng suất ớt cao.
“Từ khi nghe tin cơ quan điều tra phát hiện công ty có dấu hiệu làm phân bón giả tôi rất hoang mang.
Tôi rất mong có kết quả sớm của cơ quan điều tra để chúng tôi biết thực hư mà quyết định có sử dụng phân bón của công ty này nữa không” - ông Thái tâm sự.
Trong buổi làm việc ngày 27.8, Thiếu tướng Nguyễn Văn Khánh – Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai đã yêu cầu cơ quan điều tra tỉnh phải báo cáo cho ông kết quả điều tra về dấu hiệu Công ty Thuận Phong làm phân bón giả “trong thời gian 1 tuần”.
Nhưng cho đến nay kết quả vẫn chưa được công bố.
Có thể bạn quan tâm

Cách đây 55 năm (năm 1958) theo chủ trương khai hoang phục hóa đồng ruộng của xã, 50 hộ dân sinh sống ở các thôn trong xã đã đồng thuận vỡ đất làm kinh tế.

Ngày 22 và 23.8, Phó Chủ tịch (PCT) T.Ư Hội NDVN Nguyễn Hồng Lý đã về làm việc với Hội ND Long An và thăm một số mô hình làm ăn hiệu quả của ND.

Mô hình trình diễn nuôi tôm công nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới tại xã Kim Đông (huyện Kim Sơn, Ninh Bình) được Chi cục Thủy sản Ninh Bình phối hợp với UBND xã Kim Đông triển khai, thu hút 6 hộ dân tham gia với tổng diện tích 4 ha (trong đó 2 ha tôm sú, 2 ha nuôi tôm thẻ chân trắng).

Đây là mô hình nuôi cá thương phẩm thuộc dự án nghiên cứu và phát triển công nghệ do Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND huyện Krông Pa (Gia Lai) thực hiện với sự tham gia của 10 hộ dân trên địa bàn xã Ia Hdreh.

Theo Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Hội thi nông dân nuôi cá tra giỏi lần này là một trong những mục tiêu, giải pháp quan trọng nhằm động viên, khuyến khích người dân ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giúp phong trào nuôi cá tra thế mạnh của vùng ĐBSCL sớm phục hồi trở lại.