Làm Giàu Từ Cánh Đồng Mẫu Lớn

Cách đây 55 năm (năm 1958) theo chủ trương khai hoang phục hóa đồng ruộng của xã, 50 hộ dân sinh sống ở các thôn trong xã đã đồng thuận vỡ đất làm kinh tế.
Nằm tách biệt với xã Đình Dù (huyện Văn Lâm, Hưng Yên), để đến được thôn Đồng Xá, chúng tôi phải vượt quãng đường hơn 10km. Sở dĩ có “sự lạ” như vậy vì cách đây 55 năm (năm 1958) theo chủ trương khai hoang phục hóa đồng ruộng của xã, 50 hộ dân sinh sống ở các thôn trong xã đã đồng thuận ra đây vỡ đất làm kinh tế.
Với địa hình chiêm trũng nên trồng cây gì, nuôi con gì là câu hỏi mà những ND sinh sống ở đây hết sức trăn trở. “Năm 2009, qua các kênh truyền thông thấy trồng lúa theo phương pháp gieo sạ thực hiện với cánh đồng mẫu lớn ở trong miền Nam, huyện Văn Lâm đã chủ trương chọn thôn Đồng Xá là nơi thí điểm thực hiện cách làm mới này”- anh Nguyễn Văn Quỳnh -Trưởng thôn Đồng Xá cho biết.
Để ND tin tưởng và làm theo, lãnh đạo thôn đứng ra bảo lãnh trồng thí điểm 10ha (trong tổng số 27ha diện tích trồng lúa của thôn) cùng với sự tham gia của 50% số hộ tích cực trong thôn. Ông Đỗ Xuân Bách, thôn Đồng Xá - một trong những hộ tiên phong làm lúa gieo sạ phấn khởi chia sẻ: “Với 1ha diện tích canh tác, tôi chọn cấy giống lúa Bắc Thơm số 7. Vụ lúa vừa rồi, gia đình tôi thu được 4 tấn thóc, bán 850.000 đồng/tạ. Tính ra 2 vụ/năm, gia đình tôi thu về hơn 50 triệu đồng”.
Cùng chung niềm vui với ông Bách, chị Vũ Thị Duân cho hay: “Trước đây với việc cấy lúa truyền thống, với 2ha mỗi vụ gia đình tôi chỉ thu được khoảng 6 tấn. Bên cạnh đó còn phải mất chi phí cho các khoản khác như công cấy, thời gian lúa cho thu hoạch kéo dài. Áp dụng cách làm mới, gia đình tôi vừa giảm được chi phí đầu tư mà thu nhập lại tăng lên đáng kể”.
Ông Trần Quang Huy - Chủ tịch Hội ND xã Đình Dù cho biết: “Trước khi triển khai kế hoạch làm lúa theo phương pháp gieo sạ ở thôn Đồng Xá, Hội ND huyện Văn Lâm phối hợp với Hội ND xã mở 2 lớp dạy nghề về kỹ thuật chăm sóc lúa trong thời gian 3 tháng cho ND.
Đồng thời, hàng năm đứng ra thế chấp cung ứng đến ND 15 tấn/vụ phân lân nung chảy Văn Điển trả chậm. Bên cạnh đó, Hội ND trực tiếp đứng ra xin Hội ND huyện hỗ trợ 4 máy gieo sạ cho ND”.
Theo ông Huy, làm lúa theo phương pháp gieo sạ, ND tiết kiệm được trung bình 18 công cấy/ha/vụ (tương đương 3-4 triệu đồng) và năng suất lúa cao hơn cách làm truyền thống từ 1-1,5 tấn/ha. Đến nay, 100% số hộ trong thôn đã làm theo phương pháp này.
Có thể bạn quan tâm

Trong Hội nghị đánh giá kết quả công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của Ban chỉ đạo 127 TP.Hà Nội (chiều 10/7), ông Nguyễn Văn Hồng - Phó cục trưởng Cục Hải quan Hà Nội khẳng định: không có cá tầm nhập lậu qua sân bay Nội Bài.

Với 50m2 trong khuôn viên nhà ở, nông dân giỏi Phan Văn Chia (phường Long Sơn, TX. Tân Châu - An Giang) thiết kế hơn 20 chuồng lớn, nhỏ vừa nuôi trăn sinh sản, vừa bán con giống và bán trăn thịt.

Những ngày qua, một số báo đăng tin: Sản lượng gà đồi Yên Thế tiêu thụ tại Hà Nội sụt giảm mạnh do giá cao, tranh chấp về nhãn hiệu và gặp khó khăn trong cấp giấy kiểm dịch vận chuyển. Trước thông tin này, ông Đào Xuân Cường, Phó Giám đốc Sở Công thương cho biết: “Lượng gà tiêu thụ giảm là do quy luật thị trường.

Thực hiện mô hình luân canh 2 vụ lúa 1 vụ màu, nhiều nông dân tại xã Phú Ninh, huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã chọn cây bắp lai trồng trên đất lúa cho lợi nhuận khá.

Bình Đại (Bến Tre) đang cố gắng khôi phục diện tích trồng cây ca cao bị chết do biến đổi khí hậu và triển khai nhiều giải pháp mở rộng diện tích, trong đó chú trọng việc sử dụng các loại giống có triển vọng như: TD3, TD5, TD7, TD8, TĐ, TD10, TD11.