Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Virus Cúm H5N6 Đe Dọa Đàn Gia Cầm

Virus Cúm H5N6 Đe Dọa Đàn Gia Cầm
Ngày đăng: 15/09/2014

Sau khi bất ngờ phát hiện virus cúm A/H5N6 nguy hiểm trên gia cầm lậu tại Lạng Sơn, Hà Tĩnh, Lào Cai và đàn chim hoang, mới đây Bộ NN-PTNT cho biết, dịch cúm H5N6 đã xuất hiện ở các tỉnh Nam Trung bộ. Nỗi lo xâm nhập virus cúm A/H5N6 từ gà vịt lậu đang đe dọa đàn gia cầm nuôi trong nước vào những tháng cuối năm.

Virus tràn vào nội địa

Ngay sau khi phát hiện có virus cúm A/H5N6 trên đàn gia cầm lậu ở Lạng Sơn, Bộ NN-PTNT đã liên tục ra công điện gửi các địa phương để nhắc nhở về triển khai kế hoạch ngăn chặn sự xâm nhập của virus cúm gia cầm chủng mới H5N6 từ Trung Quốc, nhưng đến nay đã có tới 5 địa phương xuất hiện dịch cúm này.

Quảng Ngãi và Quảng Bình là 2 tỉnh vừa được phát hiện có dịch cúm gia cầm H5N6. Kết quả xác minh cho thấy, virus cúm H5N6 đã được phát hiện ngay trên đàn gia cầm giống mới được 14 - 18 ngày tuổi. Riêng tại tỉnh Quảng Ngãi đã phát hiện 1.100 con vịt giống bị nhiễm virus. Theo xác nhận của Cục Thú y, toàn bộ đàn vịt nhiễm cúm H5N6 tại Quảng Ngãi được mua tại chợ Đại Xuyên, Phú Xuyên (Hà Nội).

Ông Đàm Xuân Thành, Phó Cục trưởng Cục Thú y cho biết, khi giải trình tự gen các mẫu virus tại 5 ổ dịch được phát hiện ở Việt Nam đều cho kết quả tương đồng đến 99% mẫu virus H5N6 gây chết người ở Trung Quốc. Bộ NN-PTNT cho biết, kết quả xác minh tại một số ổ dịch cúm gia cầm H5N6 vừa qua cho thấy, dịch xảy ra có liên quan đến việc buôn bán, vận chuyển gia cầm giống không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch thú y.

Từ kết quả kiểm tra và phân tích mẫu cho thấy nguy cơ các chủng virus cúm mới tiếp tục xâm nhập vào Việt Nam thông qua các hoạt động nhập khẩu trái phép gia cầm và các sản phẩm gia cầm qua các tỉnh biên giới, nhất là phía Bắc rất cao.

Hiện đang là thời điểm người chăn nuôi vào đàn để chuẩn bị thực phẩm cho thị trường cuối năm và Tết Nguyên đán, nên nhu cầu tiêu thụ gia cầm giống khá lớn. Đây cũng là thời điểm mà gia cầm lậu từ Trung Quốc bắt đầu tràn vào nước ta qua các ngả Lạng Sơn, Cao Bằng và Quảng Ninh.

Tại các cửa khẩu thuộc Quảng Ninh và Lạng Sơn, lực lượng chức năng vẫn liên tục bắt giữ gia cầm nhập lậu vào các chợ gia cầm lớn ở miền Bắc. Phần lớn, gia cầm lậu được chở vào miền Trung và miền Nam tiêu thụ, cung cấp cho người chăn nuôi.

Theo ông Nguyễn Nam Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Lạng Sơn, năm 2014 số lượng gia cầm lậu bị bắt giữ, tiêu hủy tăng đột biến. Từ đầu năm đến nay Chi cục Thú y Lạng Sơn đã tổ chức 202 vụ tiêu hủy 16.477kg gà Trung Quốc thải loại, 685kg gà thương phẩm, 138.883 con gà giống, 162.537 con vịt giống... Ngoài ra còn một số lượng lớn ngỗng, chim bồ câu...

Trong tháng 7 và 8 vừa qua, số lượng gia cầm giống nhập lậu bị cơ quan chức năng bắt giữ giao cho các chi cục thú y tiêu hủy tăng đột biến. Tại Lạng Sơn, chỉ trong vòng hơn một tháng đã tiêu hủy hơn 110.000 con gia cầm giống. Từ đầu năm đến nay, Công an tỉnh Lạng Sơn đã xử lý 101 vụ buôn bán, vận chuyển gia cầm lậu.

Do lợi nhuận quá cao nên vẫn còn nhiều đối tượng bất chấp, sẵn sàng chống đối cơ quan chức năng. Điển hình như vụ việc tại thôn Thâm Loỏng, xã Thụy Hùng, huyện Cao Lộc. Khi lực lượng chức năng ập vào, bắt quả tang ô tô mang BKS 98C-030.08 do Trần Văn Thưởng, trú tại Yên Hòa, Yên Mỹ, Hưng Yên điều khiển đang bốc xếp 1.500 con gà thải loại, một số đối tượng đã kích động người dân trong thôn chống đối, ném đá, cướp hàng, giữ ô tô...

Trong quá trình đưa tang vật và đối tượng ra khỏi địa bàn, tổ công tác đã bị bao vây, ném đá khiến một số người bị thương. Ngay sau đó, cũng tại khu vực này, Công an tỉnh Lạng Sơn tiếp tục thu giữ gần 2.000 con gia cầm giống gồm vịt, gà, ngỗng con tại điểm tập kết giáp ranh giữa thôn Khuổi Mươi và Thâm Loỏng, nhưng đã bị nhiều đối tượng tổ chức cướp lại.

Trước tình hình trên, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát yêu cầu các địa phương biên giới phải kiên quyết xử lý tình trạng buôn lậu gia cầm vào nội địa. Đồng thời thực hiện nghiêm công điện của Ban chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm để bảo vệ chăn nuôi trong nước trong những tháng cuối năm, đảm bảo đủ thực phẩm không có dịch bệnh cho nhu cầu thị trường, không để tình trạng “lờn”, coi thường dịch bệnh.


Có thể bạn quan tâm

Phun Thuốc Ẩu Vải Thiều “Cháy” Phun Thuốc Ẩu Vải Thiều “Cháy”

Thời gian gần đây, gần chục ha vải thiều đang ra hoa của nhiều hộ dân ở xã Biên Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) bị “cháy” sau khi phun thuốc bảo vệ thực vật. Trước thực tế trên, nhóm phóng viên đã đến tìm hiểu nguyên nhân.

07/03/2014
Hiệu Quả Từ Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Dừa Hiệu Quả Từ Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Dừa

Tỉnh Bến Tre đã triển khai thí điểm ở xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm. Bước đầu, mô hình đã mang lại hiệu quả thiết thực, thu hút được sự quan tâm của đông đảo người trồng dừa.

07/03/2014
Xoài Campuchia Đang Chiếm Lĩnh Thị Trường Miền Tây Xoài Campuchia Đang Chiếm Lĩnh Thị Trường Miền Tây

Mặc dù giá xoài Keo khá cao, từ 15.000 - 20.000 đồng/kg nhưng do phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng nên đã cạnh tranh khá tốt với xoài nội hiện đang rớt giá, chỉ bán từ 4.000-10.000 đồng/kg nhưng rất khó tiêu thụ.

07/03/2014
Bệnh Vàng Đầu Trên Cây Cam Sành Tiếp Tục Tăng Bệnh Vàng Đầu Trên Cây Cam Sành Tiếp Tục Tăng

Thống kê mới nhất của Trạm Bảo vệ thực vật thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang), cho biết, hiện tượng vàng lá trên cây cam sành hay còn gọi là hiện tượng vàng đầu tiếp tục tăng với tổng diện tích nhiễm đến ngày 3-3 là hơn 402,5ha, tăng hơn 20ha so với tuần trước.

07/03/2014
Ra Mắt Hợp Tác Xã Sơ Ri Ra Mắt Hợp Tác Xã Sơ Ri

Vừa qua, tại trụ sở ấp Ông Gồng, xã Tân Đông, huyện Gò Công Đông đã diễn ra Hội nghị thành lập Hợp tác xã (HTX) sơ ri Gò Công Đông. Đây là HTX sơ ri thứ hai trên địa bàn huyện (sau HTX sơ ri Bình Ân).

07/03/2014