Thu Lợi Cao Từ Chanh Đào

Những năm gần đây, kinh tế gia đình anh Hoàng Văn Chín, thôn Bãi Cả, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) ngày càng khấm khá nhờ trồng chanh đào.
Qua đọc sách báo và đến thăm một số trang trại trong huyện, anh thấy chanh đào cho lợi nhuận cao nên lựa chọn cây trồng này. Năm 2010, anh trồng 100 cây. Một năm sau, vườn chanh cho thu hoạch, sản lượng quả đạt 2 tấn. Với giá 30 nghìn đồng/kg, gia đình thu lãi 40 triệu đồng.
Khi đã nắm vững kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho loại cây này, anh học cách chiết cành, nhân giống và từng bước mở rộng diện tích. Đến nay gia đình có hơn 1ha đất đồi, đất ruộng trồng chanh đào, với hơn 600 cây, trong đó 500 cây đã ra quả. Năm ngoái, vợ chồng anh thu 7 tấn quả, bán 2 nghìn cành giống, thu lãi gần 200 triệu đồng.
Theo anh Chín, chanh đào có ưu điểm: Quả to, vỏ mỏng, mọng nước, khi chín có màu sắc đẹp nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Nhiều năm nay, giá bán ổn định, từ 30-35 nghìn đồng/kg. Để cây cho năng suất cao, vợ chồng anh thường xuyên cắt tỉa cành sâu, chạm đất; sau mỗi vụ thu hoạch bón bổ sung phân chuồng ủ hoai mục; sang xuân, khi cây ra lộc non chủ động phòng trừ sâu đục thân.
Anh Chín cho biết nếu trồng chanh lấy quả thì không nên tuốt lá bán thường xuyên, làm như vậy sẽ giảm năng suất và chất lượng quả, chỉ tận dụng bán lá khi tỉa cành cho tán cây thông thoáng.
Năm nay, chanh đào được mùa, cây nào cây nấy sai trĩu quả. Gần một tháng nữa đến kỳ thu hoạch, nhiều thương lái từ Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng… đã đến thoả thuận giá và đặt trước tiền mua chanh. Anh Chín ước tính thu lãi hơn 200 triệu đồng. Tận dụng lúc tỉa cành, anh bán lá chanh thu 20 triệu đồng.
Không chỉ có sản lượng lớn quả chanh cung cấp cho thương lái, gia đình anh Chín còn là cơ sở uy tín sản xuất cây giống cho nhiều chủ vườn trong huyện, trong tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Nuôi bò sữa là một trong những mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế, hứa hẹn sẽ nâng cao thu nhập cho nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn xã Liên Sơn nói riêng và toàn huyện Lương Sơn (Hòa Bình) nói chung. Phát huy lợi thế về vị trí địa lý và tài nguyên đất, những năm gần đây, các tổ hợp tác chăn nuôi bò sữa ở Lương Sơn đã ra đời, thu hút ngày càng nhiều hộ nông dân tham gia.

Tại cuộc gặp gỡ doanh nghiệp chăn nuôi mới đây, Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Cao Đức Phát đã quyết liệt chỉ đạo các đơn vị tập trung tháo gỡ ngay các vướng mắc, khó khăn giúp doanh nghiệp ngành chăn nuôi trụ vững và phát triển khi Việt Nam trở thành thành viên của các Hiệp định tự do thương mại ASEAN, FTA, TPP…

Chú trọng đến công tác quy hoạch là một giải pháp quan trọng trong chiến lược phát triển nghề nuôi chim yến Việt Nam theo định hướng bền vững.

Chi phí đầu tư thấp, hiệu quả kinh tế khá cao trong điều kiện môi trường tự nhiên thuận lợi cho nghề trồng rong sụn đang mở ra một hướng phát triển kinh tế mới cho người dân các địa phương ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Xã Ðông Minh (Tiền Hải - Thái Bình) có 450ha nuôi trồng thủy sản (NTTS) nước lợ, trong đó có 105ha được chuyển đổi từ diện tích làm muối theo quyết định của UBND tỉnh. Vụ xuân, hè năm 2015, trong vùng chuyển đổi nuôi thả 60ha với số lượng 12 triệu tôm sú, 35ha với số lượng 30 triệu tôm thẻ chân trắng.