Việt Nam Chủ Động 50% Giống Lúa Lai

Hôm qua, tại Nam Định, Bộ NNPTNT tổ chức hội nghị sơ kết tình hình sản xuất hạt giống lúa lai F1 năm 2014. Đánh giá sơ bộ, các nhà quản lý và doanh nghiệp khẳng định, Việt Nam đã cơ bản chủ động được 50 giống lúa lai F1.
Theo kết quả đạt được, vụ đông xuân vừa qua tại các tỉnh phía Bắc, diện tích sản xuất giống lúa lai F1 đã tăng với tổng diện tích lên đến 1.420 ha, sản lượng dự kiến đạt 3.600 tấn, năng suất đã đạt 4,1 tấn/ha. Đã có 15 tỉnh, thành phố, tham gia sản xuất lúa lai.
Việt Nam từ chỗ phải nhập khẩu hoàn toàn hạt giống lúa lai từ nước ngoài, đã từng bước nghiên cứu, chọn lọc, nhân các dòng bố, mẹ và hoàn thiện quy trình sản xuất hạt giống lúa lai F1 trong nước để giảm dần nhập khẩu, đồng thời tạo thêm việc làm, thu nhập cho nông dân. Từ đó, ngành nông nghiệp đã chủ động được 50% nhu cầu giống lúa lai cho sản xuất. Trong thành công này, có sự đóng góp đáng kể từ dự án Khuyến nông về sản xuất hạt giống lúa lai F1 do Trung tâm Khuyến nông quốc gia chủ trì.
Ông Phan Huy Thông- Giám đốc Trung tâm đánh giá, dự án đã có tác động lớn trong công tác phát triển sản xuất giống lúa lai F1 tại các địa phương. Hiện đã có 20 doanh nghiệp gắn bó với sản xuất suất lúa giống cùng tham gia sản xuất lúa lai với quy mô lớn, góp phần chủ động nguồn giống lúa lai cho sản xuất.
Tính đặc thù của ngành sản xuất lúa lai F1 đòi hỏi quy hoạch một số vùng sản xuất giống tập trung tại các khu vực có điều kiện sinh thái tự nhiên, có điều kiện cách ly phù hợp, có sở vật chất kỹ thuật (thủy lợi, giao thông nội đồng, cơ sở chế biến…) đáp ứng yêu cầu cầu sản xuất hạt giống.
Các đơn vị sản xuất có đủ năng lực về đội ngũ cán bộ kỹ thuật và lao động chuyên nghiệp, có cơ sở vật chất kỹ thuật tốt và có năng lực về tài chính và khả năng phát triển thị trường. Mặt khác, sản xuất hạt giống lúa lai F1 tuy có hiệu quả kinh tế cao, nhưng đòi hỏi chi phí cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro về thời tiết và thị trường, do đó cần có chính sách hỗ trợ phù hợp để khuyến khích phát triển, từng bước chủ động nguồn giống lúa lai có chất lượng tốt, giá thành hạ, giảm dần lượng giống phụ thuộc vào nước ngoài.
Về chiến lược phát triển giống lúa lai, ông Nguyễn Đình Hoan- Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Nam Định nói, Nam Định đã có 20 năm kinh nghiệm truyền thống sản xuất lúa lai. Từ nhiều năm trước, Nam Định đã quy hoạch lại đồng ruộng phù hợp với sản xuất giống chuyên canh và ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ để doanh nghiệp đầu tư sản xuất giống lúa lai. Nhờ vậy, lúa giống sản xuất tại Nam Định được nông dân ghi nhận như giống của Công ty Cường Tân (tại Hải Hậu, Trực Ninh, Nghĩa Hưng, Nam Định).
Đóng góp chung vào sản lượng giống lúa lai năm nay, ông Nguyễn Quang Tuấn- Phó Tổng Giám đốc Công ty Giống cây trồng miền Nam khẳng định, công ty đang nỗ lực hết mình, nâng cao sản lượng F1 lẫn cả dòng bố mẹ, giúp thị trường độc lập, tránh lệ thuộc vào nước ngoài.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh khẳng định, kết quả sản xuất giống lúa lai năm 2014 là thành tích vượt trội, trong đó có dự án Khuyến nông về sản xuất giống lúa lai F1 do Trung tâm Khuyến nông quốc gia chủ trì đã thu được những thành công nhất định. Tuy nhiên, sản xuất giống lúa lai rất vất vả, gặp nhiều rủi ro nhưng không để người nông dân chịu rủi ro.
Các cơ quan chuyên môn cần sớm nghiên cứu để hoàn thiện chuỗi cung ứng giống lúa lai F1, từ nghiên cứu, chọn tạo, chuyển giao đến sản xuất. Bộ NNPTNT sẵn sàng đầu tư mạnh kinh phí để chủ động sản xuất giống lúa lai, nhằm đáp ứng được nhu cầu sản xuất trong nước, tránh hoàn toàn sự lệ thuộc vào nước ngoài.
Có thể bạn quan tâm

Viện khoa học nông nghiệp Tây Nguyên đã nghiệm thu đề tài "Nghiên cứu bảo quản lạnh trái bơ sau thu hoạch". Chủ nhiệm đề tài, KS. Hoàng Mạnh Cường cho biết, thời gian bảo quản dài nhất đạt được đối với trái bơ qua các thí nghiệm là 18 ngày, trong đó giữ những khay/hộp trái bơ trong kho bảo quản có nhiệt độ duy trì 8 độ C trong 15 ngày và trưng bày trên kệ của cửa hàng có nhiệt độ không khí 20 độ C 3 ngày chờ khách mua.

Tiếp theo vải thiều Bắc Giang, vải Thanh Hà (Hải Dương), vụ nhãn 2015 nhờ áp dụng kỹ thuật chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP, người trồng nhãn lồng ở Hưng Yên đang rất phấn khởi vì sản phẩm "tiến vua" sẽ lần đầu tiên được xuất khẩu (XK) sang thị trường Mỹ và các nước.
Nhờ chịu khó tìm tòi, nghiên cứu các ứng dụng khoa học kỹ thuật áp dụng vào trồng trọt, ông Nguyễn Thanh Bình ngụ ấp Khánh Nhơn, xã Tân Khánh Trung, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp thu lời mỗi năm hơn 600 triệu đồng từ vườn cam mật.

Sau 3 năm triển khai diệt bệnh chổi rồng trên nhãn, huyện Chợ Lách (Bến Tre) đạt được kết quả khả quan. Ngành Nông nghiệp đã chuyển giao thành công cho nông dân cách xử lý phù hợp bằng các giải pháp giống, kỹ thuật canh tác và hóa học. Đồng thời, ngành chức năng tìm lối ra cho diện tích nhãn bị nhiễm bệnh nặng bằng hình thức chuyển đổi giống cây trồng hợp lý theo lộ trình tái cơ cấu nông nghiệp của địa phương.

Nhiều doanh nghiệp cho hay họ không thể xuất khẩu được thịt gà VN dù đạt mọi tiêu chuẩn khắt khe từ các thị trường khó tính và đối tác đặt hàng bởi vướng ở khâu thú y.