Vĩnh Phúc Tổng Kết Mô Hình Nuôi Cá Giống Mới Năm 2014

Sáng 27/1/2015, Chi cục Thủy sản tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị tổng kết mô hình nuôi cá giống mới năm 2014. Dự hội nghị có đại diện Sở NN&PTNT, Phòng NN&PTNT các huyện, thành, thị và 50 hộ tham gia mô hình.
Thực hiện Nghị quyết số 52 của HĐND tỉnh, tháng 4/2014, Chi cục Thủy sản tỉnh triển khai mô hình nuôi cá giống mới cho 50 hộ dân trên địa bàn, với tổng diện tích 40ha. Mô hình nuôi cá giống mới hỗ trợ 1,2 triệu con cá rô phi đơn tính giống Đường nghiệp và 40 nghìn cá chép lai ba máu cho các hộ nuôi.
Với mật độ nuôi 3 con/m2 (cá rô phi đơn tính) và 1 con/m2 (cá chép lai), cá sinh trưởng phát triển tốt, ít bị dịch bệnh, tỷ lệ sống đạt 80%. Trong suốt quá trình nuôi, cá được cho ăn 2 - 3 lần/ngày, sử dụng 100% cám công nghiệp có hàm lượng đạm 28 - 40% và thường xuyên được cán bộ kỹ thuật của Chi cục theo dõi, giám sát.
Sau hơn 5 tháng nuôi, cá cho thu hoạch trọng lượng bình quân đạt 700 - 800gam/con (14,2 tấn/ha), chất lượng thịt thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao. Với giá bán 33.000 - 35.000đ/kg, trừ chi phí, cho thu lãi trên 100 triệu đồng/ha; hiệu quả kinh tế cao gấp 3 - 4 lần so với nuôi các loài cá truyền thống. Mặt khác, thời gian nuôi ngắn, sớm cho thu hoạch (khoảng 5 tháng); vì vậy, có thể nuôi 2 vụ/năm.
Thành công từ mô hình nuôi cá giống mới năm 2014, mở ra hướng đi mới cho ngành thủy sản của tỉnh phát triển ổn định. Năm 2015, Chi cục Thủy sản Vĩnh Phúc tiếp tục hỗ trợ cá giống cho nhiều hộ dân khác trên địa bàn toàn tỉnh, tiến tới sản xuất thủy sản theo hướng thâm canh và bán thâm canh.
Có thể bạn quan tâm

Trung tâm Khuyến nông tỉnh vừa thành lập 2 điểm thú y cộng đồng thuộc “Dự án xây dựng mô hình áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo kết hợp với thú y cộng đồng” nhằm phát triển chăn nuôi lợn theo hướng VietGAP cấp nông hộ.

Tổng đàn hươu của huyện Quỳnh Lưu hiện có gần 13.000 con, trong đó xã Quỳnh Nghĩa là một trong những địa phương có số lượng hươu lớn nhất với hơn 1.500 con. Nhân dân trong xã chủ động trồng cỏ và các loại cây làm thức ăn tại chỗ cho hươu. Trung bình mỗi hộ ở Quỳnh Nghĩa có từ 2 – 3 con hươu.

Việc tiêu thụ sản phẩm trái cây đang là vấn đề thời sự ở Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Tiền Giang nói riêng. Thị trường tiêu thụ vẫn còn bấp bênh và phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống thương lái. Vì vậy, việc hình thành nên mạng lưới thu mua - bảo quản - chế biến để nâng cao chất lượng và giá trị kinh tế cây ăn trái đang là vấn đề cấp thiết.

Đạ Ròn (Đơn Dương - Lâm Đồng), một trong những địa phương phát triển mạnh về nghề nuôi bò sữa, hiện đang bước vào giai đoạn thịnh vượng, số đầu bò sữa ngày càng nhân rộng. Không chỉ nuôi bò cho sữa mà ở Đạ Ròn còn xuất hiện mô hình nuôi bò sữa để bán. Với cách làm ăn của những nông hộ này, số lượng bò sữa ngày càng được nhân rộng nhanh chóng, với giá cả vừa phải, chất lượng bò đảm bảo, giúp nhiều hộ đủ điều kiện mua một con bò mẹ vốn có giá rất cao.

Bên cạnh những kết quả đáng khích lệ thì hành trình “giúp hàng chục triệu nông dân ĐBSCL vượt qua thách thức trở thành “doanh nhân nông nghiệp”, làm giàu bằng nghề nông” - như cách nói của ông Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng Vụ Kinh tế Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ vẫn còn nhiều gian nan. Vì vậy, sắp tới đây các tỉnh Tây Nam bộ cần có những sách lược phát triển thỏa đáng hơn, hợp tác, liên kết vùng để cùng nhau phát triển trong giai đoạn mới.