Giá muối nhích lên

Hiện nay diêm dân ở Ninh Hòa vẫn bám đồng sản xuất muối
Ông Trương Công Hiến, Chủ nhiệm Hợp tác xã Muối 1-5, phường Ninh Diêm (TX Ninh Hòa) cho biết, sở dĩ giá muối tăng do thời tiết có mưa trong 1 tháng trở lại đây khiến sản lượng muối giảm, trong khi nhu cầu tăng cao.
Tuy nhiên với diện tích sản xuất muối của hợp tác xã là hơn 102 ha, từ đầu năm tới nay nhờ thời tiết thuận lợi nên tổng sản lượng muối đã sản xuất được hơn 9.000 tấn, vượt gần 1.000 tấn so với kế hoạch.
Mặc dù đơn vị không có muối tồn kho bởi liên kết được với thương lái để tiêu thụ hết, song do giá muối thấp, chỉ dao động từ 350.000 - 400.000 đồng/tấn nên doanh thu bằng 2/3 so với năm ngoái.
Có thể bạn quan tâm

Theo chị Trinh, với mức giá tầm 10.000 đ/kg thì người trồng chanh có lời. Tuy nhiên, hiện đang vào mùa nghịch, lượng chanh rất ít. “Nhà tôi trồng 8 công, khoảng 1 tháng hái bán 1 lần, chỉ khoảng 2 tấn”- chị Trinh cho biết.

Ban đầu, ý tưởng trồng chanh đào của các chủ vườn trên địa bàn huyện Cao Phong (Hoà Bình) chỉ là để làm hàng rào bảo vệ cho diện tích cam nhờ vào những gai sắc nhọn của chanh. Tuy nhiên, sản lượng và giá trị kinh tế của loại cây có múi này làm nên điều khiến nông hộ bất ngờ!

Khi đó, ở Nam Định, người dân hay nuôi cá bống bớp nhưng dựa vào giống tự nhiên nên có thời điểm bị khan hiếm. Hơn nữa, loại giốn này không đáp ứng được kích cỡ, số lượng và mùa vụ nên người dân muốn triển khai lớn cũng gặp khó khăn. Lúc đó, ông Minh nảy ra ý tưởng tìm hiểu việc ươm giống cá bớp.

Là một nước nhiệt đới, đặc biệt là ở khu vực miền Tây Nam bộ, vùng đất trù phú với những vườn cây ăn trái quanh năm, Việt Nam sở hữu nhiều loại hoa quả mà ít nước có được.

Điệp khúc giá mía thấp nên người dân chưa muốn bán, thương lái đang có dấu hiệu mua cầm chừng cứ lập lại, trong khi nhiều diện tích mía đã bị ngập nước và theo dự báo thì đỉnh lũ năm nay sẽ xuất hiện vào khoảng giữa tháng 11 tới. Do đó, nguy cơ vùng mía ngập lũ ở huyện Phụng Hiệp sẽ tiếp tục chịu thiệt hại nếu như không có giải pháp hiệu quả trong lúc này.