VIETRAP tăng cường hoạt động quảng bá nông sản

Nhiều hoạt động quảng bá và tăng cường nhận diện thương hiệu được công ty tổ chức và tham gia trong tháng 12.2015.
Cung ứng Nông sản tươi cho các nhà máy sấy tại Việt nam, cung ứng Rau An Toàn cho các khu công nghiệp cũng là thế mạnh rất lớn của VietRAP, công ty có nhiều vùng nguyên liệu khác nhau như vùng châu thổ sông Hồng, đôi bờ sông Đuống.
Diện tích trồng màu trên cát dọc ven biển miền Trung, Sapa – Lào Cai, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Ninh Bình, Hà Tây và các vùng ngoại thành Hà Nội.
Bên cạnh việc nghiên cứu khoa học, gia tăng tính hiện đại, tiện dụng và chất lượng của các sản phẩm, ban lãnh đạo công ty cũng đặc biệt chú ý đến cải thiện nhận thức người dùng trong việc sử dụng nông sản an toàn.
Tháng 12 năm 2015, VIERTRAP liên tục tham dự các hoạt động quảng bá:
Tham dự “Hội chợ triển lãm quốc tế nông nghiệp công nghệ cao và chuỗi giá trị sản phẩm” – Agrotex 2015 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chủ trì phối hợp với các Bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ, Hội doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật Bản, Công ty Cổ phần Quảng cáo Giao diện Việt Nam- Nhật Bản tổ chức tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ (108A Lê Lợi, Phường Cái Khế, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
Tại Hội chợ, công ty tham gia triển lãm các mặt hàng nông sản, thảo dược và dinh dưỡng.
Cũng từ 1-8.12.2015, VIETRAP tham dự Hội chợ Công thương, Nông sản an toàn miền Bắc 2015 do Báo Nông Thôn Ngày Nay (NTNN) phối hợp Sở Công Thương Bắc Ninh, Hội Nông dân tỉnh Bắc Ninh tổ chức tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc (TP Bắc Ninh).
Ngoài 200 gian hàng công thương truyền thống, hội chợ năm nay có thêm 60 gian hàng nông sản an toàn, nông sản đặc sắc, sản phẩm làng nghề của một số tỉnh phía Bắc.
Trong 7 ngày diễn ra hội chợ, có nhiều hoạt động phụ trợ như giao thương, xúc tiến thương mại...
Đặc biệt còn có Hội thi trâu kéo khỏe và Giải đua ngựa miền Bắc.
Bà Vũ Thị Vân Phượng, tổng giám đốc công ty cho biết:
“Tham gia các hoạt động quảng bá, Công ty CP Vietrap đầu tư thương mại mong muốn tìm kiếm các doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực, các doanh nghiệp có quan tâm đến lĩnh vực VietRAP đang hoạt động để có thể cùng liên kết đưa ra các phương án hợp tác hiệu quả, góp phần làm cho nền nông nghiệp nước nhà ngày càng phát triển”.
Có thể bạn quan tâm

Trận lũ lớn ngày 15.11, nước lũ lên nhanh đã làm ngập Trạm Nghiên cứu thực nghiệm khoa học-công nghệ (KHCN) của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN Bình Định (thuộc xã Phước An, huyện Tuy Phước). Nước lũ cao từ 0,5-1,2m đã làm ngập, cuốn trôi, hư hại hàng chục ngàn cây giống cấy mô và một số thiết bị bị hư hại.

Sau khi xây dựng thành công đề tài: “Ứng dụng chế phẩm nấm xanh Ometar trừ rầy nâu hại lúa” quy mô nông hộ tại 6 xã trồng lúa trọng điểm là: xã Ngãi Tứ và Mỹ Lộc (Tam Bình), xã Hiếu Phụng và Hiếu Nhơn (Vũng Liêm), xã Hựu Thành và Hòa Bình (Trà Ôn), mới đây Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long đã quyết định công nhận và cho phép công bố kết quả đề tài này.

Sau khi xây dựng thành công đề tài: “Ứng dụng chế phẩm nấm xanh Ometar trừ rầy nâu hại lúa” quy mô nông hộ tại 6 xã trồng lúa trọng điểm là: xã Ngãi Tứ và Mỹ Lộc (Tam Bình), xã Hiếu Phụng và Hiếu Nhơn (Vũng Liêm), xã Hựu Thành và Hòa Bình (Trà Ôn), mới đây Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long đã quyết định công nhận và cho phép công bố kết quả đề tài này.

Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết: Chính sách tạm trữ lúa gạo là giải pháp tình thế mà Chính phủ thực hiện để đảm bảo nông dân có lãi 30% nhờ trồng lúa. Giá thành lúa gạo ĐBSCL vụ Hè Thu năm nay là 4.114 đồng/1kg và sau khi Chính phủ tổ chức mua tạm trữ thì trong nhiều tháng liền giá lúa đã cao hơn giá tối thiểu ở mức 5.350 đồng/kg, hiện nay là 5.600-5.800 đồng/kg.

Đối với người nông dân vất vả “một nắng hai sương” thì không có niềm vui nào hơn là niềm vui được mùa. Tuy nhiên, thay vì niềm vui bội thu như các vụ trước thì vụ thu đông này, nông dân xã Bình Lư (huyện Tam Đường - Lai Châu) đang phải lao đao bởi cây ngô sinh trưởng, phát triển bình thường, thậm chí xanh tốt, song đến kỳ thu hoạch lại không có hạt.