Việt Nam Đứng Thứ 6 Thế Giới Về Xuất Khẩu Đồ Gỗ

Theo Bộ Công thương, EU là một trong bốn thị trường XK gỗ chính của Việt Nam, chiếm tới 30% tổng giá trị XK đồ gỗ Việt Nam, các thị trường còn lại bao gồm Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản.
Việt Nam cũng là quốc gia đứng thứ 6 trên thế giới, và đứng thứ 2 trong khu vực về XK đồ nội thất, chiếm khoảng gần 4% thị phần trên thế giới.
Tuy nhiên, ở thị trường nội địa, các DN gần như đang bỏ ngỏ cho các DN Đài Loan hay Trung Quốc chiếm lĩnh.
Do được xác định là một trong những ngành XK mũi nhọn, kim ngạch XK đồ gỗ năm 2013 đạt 5,6 tỷ USD tăng 19,2% so với năm 2012. Bốn tháng đầu năm nay, kim ngạch XK mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ đạt gần 2 tỷ USD, tăng 24,45% so với cùng kỳ năm trước. Với đà tăng trưởng này, mục tiêu đạt 10 tỷ USD kim ngạch XK gỗ và sản phẩm vào năm 2020 sẽ vượt qua.
Thêm một tín hiệu tốt nữa, đó là Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) dự kiến sẽ được ký kết vào cuối năm nay, sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các DNXK đồ gỗ của Việt Nam, tới các quốc gia trong TPP như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia... nhờ thuế sẽ được cắt giảm.
Đồ gỗ Việt Nam sẽ có lợi thế so với đối thủ cạnh tranh lớn nhất là Trung Quốc, vì Trung Quốc chưa được tham gia TPP. Việc thực thi cam kết TPP cùng cải cách mạnh mẽ sẽ tạo dựng môi trường đầu tư minh bạch và cạnh tranh, qua đó sẽ thu hút được nhiều nguồn đầu tư trong và ngoài nước vào ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam.
Điều này cũng dự báo, cơ hội lớn cho Việt Nam để mở rộng thị trường và thị phần gỗ, sản phẩm gỗ trên thế giới. Ngành gỗ của Việt Nam hiện đang tạo công ăn việc làm và đem lại thu nhập cho gần 300.000 lao động và hàng ngàn hộ gia đình tại các làng nghề, khu vực trồng rừng… Do vậy, việc phát triển bền vững và ổn định ngành chế biến gỗ, có ý nghĩa quan trọng cả về kinh tế và xã hội.
Có thể bạn quan tâm

Thu nhập từ nuôi vịt trời trong 2 năm bằng trồng cà phê 10 năm trên cùng diện tích.

Người tiêu dùng thích mua thịt heo sạch, có thương hiệu, nguồn gốc rõ ràng.

Đó là ý kiến được sự thống nhất của hầu hết các đại biểu tại hội thảo “Trái cây Bến Tre trên đường hội nhập: cơ hội và thách thức”. Theo báo cáo của ngành nông nghiệp Bến Tre, toàn tỉnh hiện có 27.500 ha cây ăn trái, với sản lượng trên 330.000 tấn/năm.

Ông Liêm - "cha đẻ" của trái dưa hấu thỏi vàng, hình vuông, xe hơi… - tính toán, nếu thời tiết thuận lợi sẽ có 600 cặp dưa thỏi vàng và 100 cặp dưa hấu vuông phục vụ nhu cầu trưng tết Bính Thân của người dân.

Theo UBND tỉnh An Giang, để thúc đẩy nghề nuôi cá tra phát triển trở lại, ngân hàng cùng doanh nghiệp và nhiều hộ nuôi cá tra trong tỉnh cùng tham gia mô hình chuỗi liên kết sản xuất- chế biến- xuất khẩu cá tra.