Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi vịt trời ở phố núi

Nuôi vịt trời ở phố núi
Ngày đăng: 03/11/2015

Ông Tuyên trong trang trại nuôi vịt trời

Đó là nhận định của nhiều nông dân làm cà phê ở xã Ea Tu, TP.Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) khi đến tham quan mô hình nuôi vịt trời của ông Nguyễn Hữu Tuyên trên địa bàn xã.

Đây cũng là cơ sở nuôi vịt trời đầu tiên và lớn nhất hiện nay ở Đắk Lắk.

Ông Tuyên cho biết trang trại được xây dựng từ năm 2009, ban đầu nuôi cá nhưng hiệu quả kinh tế không cao.

Đầu năm 2014, ông chuyển sang nuôi vịt trời với nguồn giống lấy từ tỉnh Bắc Giang.

Trên diện tích gần 2 ha, ông Tuyên xây 4 ao nuôi cùng hệ thống chuồng trại khép kín dành riêng cho các loại vịt đẻ, vịt thịt thương phẩm, vịt con, cùng một khu ấp trứng rộng rãi.

Theo ông Tuyên, vịt trời dễ nuôi nhưng chậm lớn, phải mất hơn 4 tháng mới đủ trọng lượng xuất chuồng (hơn 1 kg), nhiều hơn 1 tháng so với vịt nhà.

Bù lại, vịt trời giá cao, lại luôn đắt hàng.

Thức ăn cho vịt ngoài cám tổng hợp, còn thêm các loại ngũ cốc do ông tự chế biến.

Hiện trang trại của ông thường xuyên có khoảng 3.000 con vịt trời; trong đó hơn 1.000 vịt thương phẩm; 200 vịt sinh sản mỗi ngày đẻ gần 100 trứng.

Vịt thịt có giá bán 230.000 - 250.000 đồng/con. “Mỗi năm tôi xuất bán gần 30.000 con vịt thịt.

Vịt đẻ bao nhiêu trứng, tôi đều cho ấp nở bấy nhiêu, ngoài ra còn mua thêm hàng ngàn trứng từ Bắc Giang vào để ấp mới đủ số vịt thương phẩm cung cấp cho thị trường”, ông Tuyên cho biết.

Ông Tuyên hiện là công chức làm việc trong ngành Văn hóa - Thể thao - Du lịch Đắk Lắk, nuôi vịt trời, theo ông, chỉ là nghề “tay trái” nhưng mỗi năm thu lãi chừng 1 tỉ đồng.

Sản phẩm không chỉ được tiêu thụ ở Đắk Lắk mà còn xuất đi các tỉnh lân cận.

Ông cũng cung cấp hàng ngàn con vịt giống và chia sẻ kinh nghiệm cho nhiều hộ dân trong vùng đến tham quan, học hỏi cách nuôi.

Nhận thấy thị trường tiêu thụ nhiều tiềm năng, ông Tuyên có kế hoạch mở thêm các cơ sở nuôi vịt trời “vệ tinh” ở các huyện vùng sông nước trong tỉnh.

Hiện đã có hộ nuôi hơn 2.000 con vịt trời trên hồ thủy điện ở H.Buôn Đôn, được ông Tuyên cung ứng giống và bao tiêu sản phẩm.


Có thể bạn quan tâm

Thu lãi 1 tỷ mỗi năm từ trồng cam sành Thu lãi 1 tỷ mỗi năm từ trồng cam sành

Từ miền Tây khăn gói lên mảnh đất Lâm Đồng lập nghiệp, nhờ chịu thương, chịu khó tìm tòi và biết áp dụng kỹ thuật trồng cam. Đến nay, anh Lê Hoàng Minh (35 tuổi, ở xã Đại Lào, TP Bảo Lộc) đã có một vườn cam sành thu lãi khoảng 1 tỷ đồng mỗi năm.

11/09/2015
Nuôi ong di động Nuôi ong di động

Ðể có được những giọt mật ngon, những người nuôi ong ngày này qua tháng nọ phải lang bạt khắp nơi để đưa đàn ong đi tìm mật. Nhiều rủi ro bất trắc trên đường di chuyển, nhưng bù lại nghề này có thể cho thu nhập rất cao nếu tìm được vùng hoa có nhiều mật.

11/09/2015
Hiệu quả từ tổ dịch vụ bao trái xoài ở thành phố Cao Lãnh Hiệu quả từ tổ dịch vụ bao trái xoài ở thành phố Cao Lãnh

Mặc dù chỉ mới hoạt động hơn 1 năm, song Tổ dịch vụ (TDV) bao trái xoài ở phường 6, TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã tạo được hiệu ứng tốt trong việc nhân rộng và phát triển mô hình sản xuất xoài theo hướng an toàn tại địa phương

11/09/2015
Nuôi ngao Bến Tre ở Hà Tĩnh Nuôi ngao Bến Tre ở Hà Tĩnh

Người tiên phong đó là chị Nguyễn Thị Thanh (47 tuổi, ở thôn Mai Lâm, xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh). Đến nay, sau gần 20 năm, mô hình này đã thành công, vừa mang lại nguồn thu nhập cao cho gia đình, vừa tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu.

11/09/2015
Mang gà đồi, lợn cắp nách… hội nhập TPP? Mang gà đồi, lợn cắp nách… hội nhập TPP?

Ngành chăn nuôi Việt Nam đầu vào đã không tự chủ được và ngày càng bị lấn át bởi các doanh nghiệp từ Trung Quốc, Thái Lan, đầu ra cũng bị cạnh tranh khốc liệt, không có thế mạnh xuất khẩu mà chỉ tiêu thụ trong nước, TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện VEPR nhận xét.

11/09/2015