Huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) trên 200 hộ chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh học

Theo tính toán của các hộ dân, việc sử dụng mô hình này phù hợp với điều kiện kinh tế của người nông dân, bởi chi phí đầu tư thấp, lại có thể tận dụng các nguyên liệu sẵn có như vỏ lạc, trấu, mùn cưa và một lượng men vi sinh cần thiết. Thời gian sử dụng mô hình duy trì trong 2 năm, nếu người chăn nuôi bảo dưỡng tốt có thể duy trì sử dụng được từ 4 đến 5 năm.
Không chỉ lợi ích về kinh tế mà đệm lót sinh học trong chăn nuôi còn có tác dụng tích cực trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường, không có mùi hôi thối của chất thải, ấm cho lợn vào mùa đông, lợn ít nhiễm bệnh, giảm công chăm sóc và dọn chuồng hàng ngày, bảo vệ sức khỏe người chăn nuôi và cộng đồng. Hiện nay, huyện Thiệu Hóa đang tích cực nhân rộng mô hình trên địa bàn, phấn đấu có trên 80% hộ chăn nuôi sử dụng mô hình.
Có thể bạn quan tâm

Đồng Tháp Mười có hệ thống rừng tràm phong phú, cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho ong, nên việc nuôi ong của người dân giảm được chi phí thức ăn. Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Tân Công Sính đã thành lập mô hình nuôi ong lấy mật và hỗ trợ vốn cho nhiều hội viên tham gia nuôi ong, giúp cho nhiều người ổn định cuộc sống và làm giàu.

Sáng ngày 27/02, Doanh nghiệp tư nhân Tân Tài Lộc tổ chức buổi ra mắt trang trại chăn nuôi bò sữa theo hướng hiện đại chuyên nghiệp. Đến tham quan trang trại có ông Trần Văn Chuyện - Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh Sóc Trăng, cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành tỉnh và lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Mỹ Xuyên.

Theo thống kê của Cục BVTV (Bộ NN&PTNT), hiện cả nước có 129 cơ sở sản xuất, sang chai, đóng gói và hơn 32.000 cửa hàng, đại lý buôn bán thuốc BVTV. Qua thanh, kiểm tra hàng năm, cơ quan chức năng vẫn phát hiện nhiều vi phạm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh mặt hàng này.

Ngày 1-3-2015, tại TP Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã phối hợp với Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) tổ chức Hội nghị triển khai việc mua tạm trữ lúa, gạo vụ đông xuân 2014 - 2015 tại ĐBSCL theo Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 24-2-2015 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Quyết định 241).

Thời gian đầu, cây lúa phát triển không khỏe như giống đối chứng OM4900, nhưng sau đó, ưu thế của giống lúa lai KC06-1 phát huy hiệu quả, lượng nhánh sinh sôi mạnh hơn, giúp số bông lúa trên bụi nhiều hơn, hạt chắc hơn, ít hạt lép. Nhưng điều anh ấn tượng là giống lúa này không bị bệnh đạo ôn, loại bệnh phổ biến ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.