Viện Chăn nuôi nghiệm thu Dự án chăn nuôi gà tại Nghi Lộc

Dự án được triển khai tại 3 xã của Nghi Lộc là Nghi Văn, Nghi Đồng và Nghi Trung. Có 15 hộ chăn nuôi tại đây tham gia dự án này.
Mỗi hộ được Trung tâm thực nghiệm và bảo tồn vật nuôi thuộc Viện Chăn nuôi cấp 1.000 con gà giống Lương Phượng một ngày tuổi, được hỗ trợ một phần kinh phí thức ăn và được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gà lông màu đảm bảo an toàn sinh học.
Đoàn công tác kiểm tra chăn nuôi gà tại hộ ông Nguyễn Công Dương ở xóm 19 xã Nghi Trung.
Qua kiểm tra nghiệm thu các mô hình, đoàn công tác Viện chăn nuôi đánh giá: Dự án triển khai đã có sự quan tâm đúng mức của chính quyền huyện, xã.
Trạm khuyến nông và UBND các xã đã chọn hộ nuôi phù hợp, có diện tích đất đai để chăn thả, đảm bảo mặt an toàn sinh học, phòng chống dịch bệnh, xa khu dân cư đảm bảo vệ sinh môi trường.
Các hộ tham gia Dự án đã tiếp thu được kỹ thuật chăn nuôi do Viện phổ biến, tỷ lệ nuôi sống đạt trên 95%. Sau 3 tháng nuôi, trọng lượng gà bình quân đạt 2kg/con.
Hiện 15 hộ này đã tiến hành xuất chuồng dần số gà nuôi. Với giá thị trường hiện tại, mỗi hộ thu về 30 đến 50 triệu đồng tiền lãi.
Thời gian tới, UBND huyện Nghi Lộc sẽ vận động, chỉ đạo duy trì và nhân rộng mô hình sau khi Dự án kết thúc nhằm nâng cao thu nhập cho nhân dân trên địa bàn huyện.
Có thể bạn quan tâm

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), trong 6 tháng đầu năm 2014, Việt Nam đã nhập khẩu 2,33 triệu tấn bắp, nhiều hơn tổng lượng bắp nhập khẩu của cả năm 2013. Nguyên nhân là do giá bắp trên thế giới trong những tháng qua xuống thấp nên doanh nghiệp nhập về để dự trữ cho những tháng tiếp theo.

Khoảng gần 1 tuần qua, lượng tàu khai thác biển tại thị trấn Sông Đốc (Cà Mau) vào bờ trung bình 50 chiếc mỗi ngày, trong đó có tàu ngoài tỉnh. Sản lượng khai thác ước đạt 100 đến 120 tấn mỗi ngày, giảm gấp 2 lần so với con nước trước đó.

EVN sẽ hỗ trợ kinh phí thay thế 2 triệu bóng đèn sợi đốt bằng bóng đèn tiết kiệm điện (compact) cho các hộ trồng thanh long tại 3 tỉnh có diện tích trồng cây thanh long lớn nhất là Bình Thuận, Tiền Giang, Long An.

Ngày nay, nhiều thanh niên nông thôn mày mò học hỏi, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất để tăng thu nhập và vươn lên khấm khá. Anh Nguyễn Thanh Tùng, 45 tuổi, ngụ tổ 8, ấp Trung Bình Nhì, xã Vĩnh Trạch (Thoại Sơn - An Giang) là một điển hình.

Những năm gần đây, nghề nuôi tôm các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung và tỉnh Tiền Giang nói riêng gặp khó khăn, người dân phải đối mặt với thời tiết diễn biến thất thường, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng, đến khi thu hoạch, giá tôm không ổn định.