Xuất hiện dịch lở mồm long móng trên trâu bò ở Hương Khê

Dịch bệnh LMLM xuất hiện vào ngày 14/9 trên 2 con bò, 1 con trâu của gia đình ông Lê Thanh Hải (xóm 4, xã Phương Điền), sau đó lây lan sang trâu bò của 25 hộ dân cùng xóm.
Gia đình ông Nguyễn Thế Anh ở xóm 3 có 3 con bò bị nhiễm bệnh
Tính đến ngày 2/10, có 43 con trâu, bò mắc bệnh LMLM, trong số đó có 33 con trâu bò đã được tiêm phòng vác xin LMLM đại trà.
Ông Nguyễn Thế Anh, một hộ dân ở xóm 4 có 3 con trâu bị nhiễm bệnh cho biết: "Lúc đầu bệnh xuất hiện ở một con bê khoảng 1 tuổi với triệu chứng sủi bọt mép, khó ăn, chân đi nhắc, lở loét ở móng chân sau đó lây lan sang 2 con khác. Chúng tôi đã dùng thuốc dung dịch sát trùng Providine 10% và Xanhmethylen 1% bôi vào các vết thương đồng thời dùng chanh, khế chua cho uống và rửa vết thương cho trâu."
Chính quyền địa phương lập chốt, khoanh vùng dập dịch, tiêu độc khử trùng toàn bộ khu vực chăn nuôi và vùng có nguy cơ cao…
Trước tình hình trên, chính quyền địa phương đã cấp phát 48 lít hoá chất và vôi bột cho các hộ vùng có dịch và khu vực lân cận để phòng trừ, lập 2 chốt kiểm dịch, ngăn chặn tình trạng buôn bán vận chuyển gia súc ra vào vùng có dịch.
Huyện Hương Khê cũng đã chỉ đạo địa phương có dịch bám sát địa bàn triển khai đồng bộ các biện pháp chống dịch, khoanh vùng dập dịch, tiêu độc khử trùng toàn bộ khu vực chăn nuôi và vùng có nguy cơ cao…
Có thể bạn quan tâm

Để khôi phục nghề nuôi cá đồng từ xưa của nông dân, năm 2002, Sở Thủy sản Bến Tre đầu tư Dự án “Phục hồi nghề nuôi cá đồng Lạc Địa” tại xã Phú Lễ (Ba Tri - Bến Tre).

Năm 2013, nuôi tôm nước lợ của cả nước nói chung, các tỉnh phía Nam nói riêng không chỉ phục hồi mà còn được mùa, được giá. Chính từ những thuận lợi này, ngành chuyên môn dự báo từ nay trở đi diện tích nuôi tôm sẽ phát triển mạnh, việc kiểm soát dịch bệnh trên tôm sẽ khó đảm bảo

Tại Đam Rông (Lâm Đồng), đầu năm 2012, dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá lăng thương phẩm trong bè tại huyện Đam Rông năm 2012” đã được triển khai. Mặc dầu dự án nói rõ “nuôi cá lăng thương phẩm trong bè” (lồng) nhưng trong thực tế, 2 khu vực nuôi cá lăng đã được triển khai thực hiện đó là nuôi trong ao và nuôi trong lồng (bè). Cụ thể, ở khu vực nuôi ao, đã tiến hành thả 100 con giống cá lăng; ở khu vực nuôi lồng, 80 con giống cá lăng được thả.

Thái Thụy (Thái Bình) có trên 2.000 ha ao đầm nước ngọt và vùng chuyển đổi lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Để giúp bà con đa dạng hóa đối tượng nuôi, Thái Thụy đã xây dựng thành công mô hình “nuôi cá rô phi lai xa dòng Chinchifu thương phẩm trong vùng chuyển đổi nước ngọt”, bước đầu cho hiệu quả kinh tế khá...

Mỹ Xuyên là huyện có địa hình nhiều sông rạch, không xảy ra triều cường lũ lụt, có nguồn nước ngọt, nguồn cỏ và các phụ phẩm nông nghiệp dồi dào rất thuận lợi cho nghề chăn nuôi bò, bò sữa. Trong những năm qua, từ dự án nâng cao đời sống nông thôn, phong trào chăn nuôi bò sữa ở huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) đã phát triển mạnh tập trung ở các xã có đông bà con dân tộc Khmer sinh sống như: Đại Tâm, Tham Đôn, thị trấn Mỹ Xuyên, Thạnh Quới... đã góp phần đáng kể vào việc xóa đói giảm nghèo, nhiều gia đình nhờ nuôi bò sữa nay được thoát nghèo vươn lên khá, giàu, thu nhập mỗi năm từ vài chục triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng.