Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vị Ngọt Ớt Xanh

Vị Ngọt Ớt Xanh
Ngày đăng: 07/03/2014

Tại các vùng bãi bồi ven sông ở Điện Bàn, Duy Xuyên, Đại Lộc, mùa thu hoạch ớt vụ đông xuân thường bắt đầu từ giữa tháng 3. Riêng năm nay, vụ thu hoạch ớt lại bắt đầu từ giữa cuối tháng 2.

ÔNG Nguyễn Đức Ngời, nông dân ở xã Điện Trung (Điện Bàn) cho biết sở dĩ vụ thu hoạch diễn ra sớm là do vụ đông xuân năm nay có một số hộ xuống giống sớm hơn lịch chính vụ 10 - 15 ngày.

Cạnh đó, còn vì một lý do quan trọng nữa, từ trước tết đến nay, ớt xanh được giá, đắt hàng nên nhiều người quyết định thu hoạch sớm để bán tươi chứ không chờ ớt chín mới thu hoạch để chế biến khô như trước. Những ngày áp tết, giá ớt xanh có lúc lên đến 50 nghìn đồng/kg.

Từ sau tết đến nay, giá ớt có giảm dần và hiện đang đứng ở mức 13 - 14 nghìn đồng/ kg. “Một cái giá khá cao, có thể đem lại khoản lãi đáng kể cho người nông dân” - ông Ngời nói.

Cũng vì giá ớt xanh được duy trì ổn định ở mức cao nên gần nửa tháng nay, trên các cánh đồng chuyên canh ớt ngày nào cũng tấp nập người vào ra. Ngoài những người có ớt xuống giống sớm, ngay cả những người xuống giống đúng lịch chính vụ cũng ra đồng thu hoạch. Có người chỉ chọn hái lứa trái bói - vốn không nhiều; có người không ngần ngại thu hoạch cả lứa trái đầu, vừa già tới, để bán.

Qua trao đổi, một số nông dân cho biết sở dĩ họ sẵn sàng “bán ớt non” là vì các đầu mối gom mua ớt xanh không có yêu cầu khắt khe về độ non già, cũng không đòi phân loại tốt xấu, lại đến tận chân ruộng chờ gom hàng, thanh toán nhanh gọn và sòng phẳng.

Đặc biệt, với mức giá khá cao như hiện nay, chỉ cần bán một lứa trái là đã thu hồi được khoản đầu tư phân, giống, công chăm sóc trước đó. Từ nay cho đến khi cây ớt già và tàn đi còn có thể thu hoạch thêm 4 - 5 lứa trái nữa nên cho dù giá cả có dao động thế nào đi nữa thì người trồng ớt vẫn có lãi nên ai cũng rất yên tâm.

Trong đó, lãi ngay trước mắt và lãi đậm hơn cả là trường hợp của anh Phan Văn Lẫm ở vùng chuyên canh rau Bàu Tròn (Đại An, Đại Lộc). Gia đình anh có 1,3 sào ớt giống Ấn Độ trồng sớm, thu hoạch lai rai từ sau tết đến nay đã thu được 11 triệu đồng (chưa kể 4 triệu đồng thu được từ các loại rau trồng xen canh trong ớt).

Sau khi trừ chi phí đầu tư phân, giống, công chăm sóc, đến thời điểm này anh Lẫm đã thu được khoản lãi hơn 12 triệu đồng từ diện tích ớt trên. “Ở vùng này, chưa bao giờ cây ớt có giá như thế này và cũng chưa có loại cây trồng nào ở đây đạt được mức lãi cao như vậy” - anh Lẫm nói.


Có thể bạn quan tâm

Làm Giàu Từ Trang Trại Tổng Hợp Làm Giàu Từ Trang Trại Tổng Hợp

Trong những năm qua phát triển kinh tế theo mô hình trang trại tổng hợp đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, góp phần đáng kể vào công cuộc xoá đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Bảo Yên. Gia đình anh Phạm Văn Hậu ở bản Sáo xã Xuân Hòa (Bảo Yên- Lào Cai) là một điển hình, nhờ phát triển kinh tế trang trại mà kinh tế gia đình anh không ngừng được nâng lên.

23/06/2013
Câu Lạc Bộ Trồng Lúa An Toàn, Đoàn Kết Câu Lạc Bộ Trồng Lúa An Toàn, Đoàn Kết

Câu lạc bộ (CLB) trồng lúa ấp Long Hòa B, xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang tuy mới thành lập trên năm nhưng tinh thần đoàn kết rất cao. CLB được thành lập trên tinh thần tự nguyện của các thành viên và được sự trợ giúp về kỹ năng sinh hoạt nhóm và sự hướng dẫn kỹ trồng lúa an toàn của Công ty Bayer Việt Nam.

23/06/2013
Tiêu Điểm Gieo Sạ - Xuân Khê Vực Phục, Nhân Nghĩa Thí Điểm Mô Hình Tiêu Điểm Gieo Sạ - Xuân Khê Vực Phục, Nhân Nghĩa Thí Điểm Mô Hình

Những ngày xuân ấm áp này, ở Hà Nam, bà con nông dân đang tranh thủ xuống đồng, gấp rút chuẩn bị các điều kiện cần thiết để bước vào khung thời vụ gieo cấy. Còn ít ngày nữa mới đến lịch gieo cấy bằng mạ, song hiện nay nhiều địa phương đã triển khai gieo sạ theo phương pháp cải tiến bằng nông cụ sạ hàng.

23/06/2013
Bảo Vệ Môi Trường Nuôi Để Hạn Chế Dịch Bệnh Thủy Sản Bảo Vệ Môi Trường Nuôi Để Hạn Chế Dịch Bệnh Thủy Sản

Nghề nuôi trồng thủy sản đã mang lại nguồn thu nhập khá lớn cho người dân ở Phú Yên. Tuy nhiên vì chưa áp dụng đúng kỹ thuật nên thời gian gần đây dịch bệnh trên thủy sản nuôi thường xuyên xảy ra, gây thiệt hại lớn cho người nuôi và kinh tế của địa phương.

24/06/2013
Triển Vọng Mới Cho Nghề Nuôi Tôm Triển Vọng Mới Cho Nghề Nuôi Tôm

Năm 2012 là năm khó khăn cho nghề nuôi tôm sú ở Cà Mau. Không chỉ dịch bệnh tràn lan mà giá cả bấp bênh, môi trường nuôi bị ô nhiễm nghiêm trọng… Trước những yếu tố bất lợi đó, những chủ trương, giải pháp mới đã kịp thời tháo gỡ khó khăn. Cùng với nhiều sáng kiến của người dân đã đưa nghề nuôi tôm bước sang giai đoạn mới.

24/06/2013