Nông Dân Huyện U Minh Hướng Đến Mô Hình Nuôi Vịt An Toàn Sinh Học

Trước những diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh trên đàn gia cầm trong thời gian qua, nông dân huyện U Minh (Cà Mau) đang hướng đến mô hình nuôi vịt an toàn sinh học.
Thực tế đã qua, mô hình này mở ra triển vọng trong việc khôi phục đàn gia cầm và mang đến lợi ích kinh tế cho nhà nông.
Để thực hiện mô hình, các hộ nông dân được tập huấn, nắm bắt phương pháp và qui trình nuôi từ khâu chăm sóc vịt lúc còn nhỏ, xây dựng chuồng trại, phòng ngừa dịch bệnh, nên tỷ lệ vịt hao hụt thấp, phần lớn hộ nuôi đạt tỷ lệ đến 98%.
Mô hình trên còn có lợi thế là chi phí đầu tư ban đầu không cao, nên nông dân sẽ dễ dàng tiếp cận. Hiện nay, huyện U Minh đã có hàng chục hộ thực hiện mô hình. Sau một lứa vịt nuôi khoảng 65 ngày có hộ thu lợi hơn 10 triệu đồng.
Một trong những lợi thế của mô hình nuôi vịt an toàn sinh học thời gian qua là giúp người chăn nuôi được tiếp cận với qui trình sản xuất mới, khoa học, quản lý tại hộ gia đình, khắc phục tình trạng nuôi nhỏ lẻ khó kiểm soát như trước đây.
Có thể bạn quan tâm

Cà Mau là vùng đất phì nhiêu, trù phú, song cũng lắm phần khắc nghiệt. Nếu không đủ ý chí có lẽ đây chẳng phải là miền đất hứa cho những ai có mộng làm giàu. Nhưng giờ đây Cà Mau đang thay da đổi thịt từng ngày, trở thành một trong những tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL.

Vùng dự án nuôi tôm càng xanh thuộc ấp Bình Dân, xã Nhị Mỹ, huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) có diện tích 493 ha, trong đó diện tích nuôi tôm là 200 ha, tập trung ở ô bao số 8 và ô bao số 21.

Đến nay, nông dân huyện Thới Bình (Cà Mau) đã chính thức vào vụ thu hoạch tôm càng xanh trên ruộng lúa, tập trung chủ yếu ở các xã Biển Bạch, Biển Bạch Đông và Trí Phải.

Năm 2012 là năm huyện Đầm Dơi gặp rất nhiều khó khăn trong lĩnh vực nuôi thuỷ sản. Người dân và doanh nghiệp phải đối mặt với giá cả vật tư tăng cao, dịch bệnh hoành hành, tư thương ép giá… Tuy nhiên, chính quyền các cấp ở Đầm Dơi luôn đồng hành, nỗ lực vượt khó cùng người dân.

Một số nông dân thuộc Tổ hợp tác sản xuất ấp 7 xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Bởi giờ họ đã thay hoa bằng trồng dưa hấu, vừa có lợi về môi trường, vừa có tiền rủng rỉnh bỏ túi.