Vài thiều rớt giá thê thảm do thương lái Trung Quốc ngừng mua
Ông Giáp Văn Huy (xã Hồng Giang, Lục Ngạn) cho biết, gia đình ông còn hơn 1 tấn quả đang đến kỳ thu hoạch tại vườn mà không có thương lái thu mua. Khoảng 4 ngày trở lại đây, thương lái Trung Quốc bất ngờ ngừng mua vải về nên giá vải thiều rớt thê thảm.
Hiện nay vải thiều loại 1 chỉ bán được khoảng 12.000-14.000 đồng/kg, vải loại 2 giá khoảng 3.000-6.000 đồng/kg. Giá bán này giảm một nửa, thậm chí một số loại chỉ còn 1/3 so với mức giá bán chính vụ với vải loại một bán ở mức 25.000-35.000 đồng/kg, loại hai khoảng 15.000-16.000 đồng/kg.
Một hộ hộ nông dân trồng vải khác cũng than thở, buôn bán ế ẩm, lại đang trong thời tiết nắng nóng vải chín rụng đầy vườn, gây nhiều thiệt hại cho người trồng.
Lý giải về tình trạng này, ông Lê Bá Thành, Phó chủ tịch huyện Lục Ngạn cho biết, thương lái Trung Quốc đã rút về nước sớm hơn dự kiến.
Hiện nay, vùng trồng vải ở Quảng Đông (Trung Quốc) vải đang vào chính vụ. Bên cạnh đó, các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông (Trung Quốc) cũng đang rơi vào cao điểm nắng nóng khiến nhu cầu tiêu thụ vải giảm đáng kể nên thương lái rút về nước để ưu tiên giải quyết thị trường nội địa.
Ông Thành cũng cho biết thêm, hiện toàn huyện Lục Ngạn đã thu hoạch được 85% lượng vải thiều. Do vải vào cuối vụ nên chủ trương của huyện là chỉ ưu tiên tiêu thụ ở thị trường nội địa và các tỉnh vùng biên bởi loại vải này rất khó bảo quản khi vận chuyển xa.
Có thể bạn quan tâm

Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh vừa phối hợp với Công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất miền Trung tổ chức hội thảo cuối vụ mô hình trồng bắp trên đất lúa chuyển đổi. Mô hình được thực hiện tại thôn An Chiểu, xã Ân Phong, huyện Hoài Ân với diện tích 3 ha, có 35 hộ nông dân tham gia sử dụng giống bắp lai Cp333 gieo trồng trên ruộng của mô hình và ruộng đối chứng trên cùng chân đất.

Cây điều vốn được coi là cây “xóa đói, giảm nghèo” của người dân Vĩnh Thạnh. Nhờ trồng điều mà không ít hộ, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số vượt qua đói nghèo, vươn lên khá giả. Gia đình ông Nguyễn Văn Nghinh, ở thôn Vĩnh Thọ, xã Vĩnh Hiệp là một trong những hộ khá lên nhờ trồng điều với mức thu nhập mỗi năm khoảng 150 triệu đồng.

Nếu không có biện pháp ứng phó thích hợp với biến đổi khí hậu, trong tương lai không xa, có không ít doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng thu hẹp sản xuất, thậm chí bị phá sản vì thiếu nguyên liệu phục vụ sản xuất.

Vĩnh Sơn là xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc Bana thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Vĩnh Thạnh, đời sống của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhờ đẩy mạnh nhiều giải pháp phát triển KT-XH, đặc biệt Ðảng ủy xã xác định công tác phát triển Ðảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm nên bộ mặt nông thôn địa phương bước đầu đã có sự chuyển biến.

Theo đánh giá của các ngành chức năng, chăn nuôi là một trong những ngành sẽ bị tổn thương nhiều nhất trong quá trình hội nhập, đặc biệt là những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Vì vậy, để họ không bị “chìm” trong “cơn bão” này, rất cần có những chính sách hỗ trợ cụ thể và đủ mạnh.