Vui Buồn Nghề Thu Mua Tôm, Cua Ở Bạc Liêu

Ở vùng nông thôn, nông dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Ông Trần Văn Phúc, một hộ nuôi tôm (ấp An Điền, xã Long Điền Tây, huyện Đông Hải - Bạc Liêu) nói: “Ở địa phương này, đường sá đi lại khó khăn, nên thương lái ít vào đây thu mua tôm, cua… Nếu không có người thu mua tôm, cua, người dân ở đây sẽ gặp khó khăn”.
Hàng ngày, những người này phải chạy xe hoặc vỏ lãi hàng chục cây số, đến từng nhà thu gom tôm, cua (bởi đa phần bà con sản xuất theo hình thức nhỏ lẻ). Sau đó, có số lượng lớn rồi đem bán cho các chủ vựa ngoài chợ.
Nghề thu mua tôm, cua ở quê cũng có lắm niềm vui, nỗi buồn. Ông Huỳnh Văn Thống, một người mua tôm (ấp An Điền) nói: “Vui là tuy vất vả nhưng nếu nông dân trúng mùa, trúng giá thì tôi cũng được hưởng theo họ. Một con nước cũng lời vài triệu đồng”.
Bên cạnh đó, nghề này cũng có nỗi buồn và khó khăn riêng. Lý do là những thương lái tôm, cua thường bị xếp vào hàng “gian thương”. Bởi, có người cho rằng, mua bán là phải gian lận, mánh lới để lấy lời. Nhưng đâu ai hiểu được nỗi khổ của họ trước tình hình kinh tế thị trường không ổn định, giá một số mặt hàng thủy sản thường xuyên biến động, trong đó, chủ yếu là tôm, cua. Điều đó làm ảnh hưởng rất lớn đến việc thu mua của các thương lái.
Các thương lái không chỉ là người bạn đồng hành cùng nông dân trong khâu tiêu thụ sản phẩm, mà còn là đối tác không thể thiếu của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu mặt hàng thủy sản. Vì vậy, rất cần có cái nhìn đúng đắn và thiện cảm hơn về cái nghề của họ.
Có thể bạn quan tâm

Từng niên vụ, tổ luôn bám sát các bộ giống thích nghi do Cục Khuyến nông khuyến cáo; phối hợp chặt chẽ với trung tâm giống nông nghiệp sở tại và tiến hành nhân giống lúa cấp xác nhận phục vụ nhu cầu sản xuất.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết sẽ phối hợp cùng các tổ chức trong và ngoài nước khởi động dự án "Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam".

Trạm Khuyến nông huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai Dự án Khoa học công nghệ cấp tỉnh “Phát triển mô hình chăn nuôi lợn rừng Thái Lan lai quy mô nông hộ” tại huyện Phổ Yên.

Thời gian gần đây, do ảnh hưởng của dịch cúm H5N1, một số hộ chăn nuôi gà phải lâm vào cảnh trắng tay. Thế nhưng, tại ấp Tân Hữu thuộc xã Xuân Thành, huyện Xuân Lộc có mô hình nuôi gà ta theo phương pháp mới của anh Nguyễn Văn Thành vẫn không bị dịch bệnh. Hàng năm, gia đình anh thu nhập trên trăm triệu đồng từ việc bán trứng, bán gà giống và gà thịt.

Ông Phạm Văn Tánh, ấp Thanh Nhung I (Phước Trung, Gò Công Đông, Tiền Giang) vừa thu hoạch ao nuôi tôm đất 3.000m2 đầu tiên với lợi nhuận hơn 15 triệu đồng. Do không có nhiều kinh nghiệm nuôi đối với loại tôm này nên hiệu quả mang lại chưa cao, nhưng bước đầu có thể thấy đây là giải pháp thay thế an toàn đối với các ao nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng thâm canh, bán thâm canh bị dịch bệnh.