Vải đầu mùa hét 90.000 đồng/kg

Tại chợ Ngọc Hà chỉ mới có một cửa hàng bán vải. Bà chủ cửa hàng đã “hét” giá vải đầu mùa là 90.000 đồng/kg (khách chưa mặc cả). Tuy nhiên, nếu khách có mua thì giá cũng chỉ bớt đi chút ít.
Chị Nguyễn Thị Hà bán hoa quả tại chợ Thành Công cho biết, giá vải đầu mùa năm nay tương đương như năm ngoái. Do đầu mùa, giá thường đắt nên chỉ có những cửa hàng hoa quả lớn mới dám buôn về bán vì người tiêu dùng mua vải chưa phổ biến.
Chị Hà dự báo, với giá vải đầu mùa như chị bán là 60.000 đồng/kg thì vào đúng mùa giá vải sẽ chỉ khoảng 10.000-15.000 đồng/kg.
"Vải đầu mùa quả to, đẹp nhưng lại không ngọt và có sắc đỏ như khi vải vào chính vụ. Người dân muốn thắp hương hoa quả đầu mùa thôi” - chị Hà thẳng thắn chia sẻ.
Tại chợ cóc trên phố Vũ Thạnh mới chỉ có hai hàng có vải bán. Chị Xuân quê Bắc Giang đã đưa vải đầu mùa từ quê ra chợ bán cho biết, giá vải đầu mùa ở vườn thời điểm này là “được giá” nhất nhưng lượng vải có ít và giá cũng đủ loại.
“Vải sớm mới chỉ có ở các huyện Tân Yên, Lục Nam và Lục Ngạn của tỉnh Bắc Giang chứ các vùng khác chưa cóđể bán. Với giá buôn gốc ở vườn, cộng phí vận chuyển tôi bán ở chợ này là 50.000 đồng/kg mới có lãi” - chị Xuân nói.
Tại các tuyến phố của Hà Nội thời điểm này vẫn chưa có hàng rong nào bán vải thiều, cũng với lý do vải thiều chưa vào vụ, giá lại cao.
Có thể bạn quan tâm

Chi cục Thuỷ sản tỉnh Hải Dương vừa phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thuỷ sản khu vực miền Bắc (Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I) tổ chức thu mẫu nước tại khu nuôi thuỷ sản tập trung ở các xã Đoàn Kết (Thanh Miện), Tái Sơn, Minh Đức (Tứ Kỳ).

Mặt hàng cây ăn trái đặc sản đang tăng vùn vụt, cung không đủ cầu. Trước hấp lực của giá cả, hàng nghìn nhà vườn ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã ồ ạt đi mua cây giống để cải tạo lại vườn tược.

Theo thống kê của ngành Nông nghiệp, hiện nay phong trào nuôi động vật hoang dã của tỉnh phát triển khá mạnh. Đến nay, Bạc Liêu có hơn 229.000 con cá sấu, khoảng 113.170 con cua đinh, ba ba và trên 136.900 con trăn, rắn...

Gần đây, mô hình trang trại chăn nuôi heo công nghệ cao theo hướng bền vững với sự liên kết 3 nhà: chủ trang trại - công ty cung cấp giống, thức ăn gia súc, kỹ thuật chăn nuôi - ngân hàng đã được xây dựng tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh, trong đó có Đại Lộc.

Gần như không tốn thuốc điều trị bệnh, ít công chăm sóc, vốn đầu tư thấp nhưng giá trị lại cao là những lợi thế của mô hình nuôi ba ba trong bồn. Tuy thời gian nuôi có hơi dài (khoảng 18 tháng) nhưng lợi nhuận thu được gấp 3 lần vốn bỏ ra. Hơn nữa, người nuôi chỉ cần cho ăn mỗi ngày một lần, thỉnh thoảng mới phải thay nước bồn…