Nuôi Heo Công Nghệ Cao Ở Quảng Nam

Gần đây, mô hình trang trại chăn nuôi heo công nghệ cao theo hướng bền vững với sự liên kết 3 nhà: chủ trang trại - công ty cung cấp giống, thức ăn gia súc, kỹ thuật chăn nuôi - ngân hàng đã được xây dựng tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh, trong đó có Đại Lộc.
Đóng trên địa bàn xã Đại Chánh (Đại Lộc), trang trại của ông Lê Văn Tiến (Giám đốc Công ty TNHH Tiến Đại Hưng) rộng đến 6ha. Sau khi tìm hiểu, tham quan nhiều mô hình trang trại hiệu quả trong nước và có điều kiện làm việc với Công ty TNHH Thái Việt Agri Group (viết tắt: Công ty Thái Việt), ông Tiến quyết định hợp tác đầu tư trang trại chăn nuôi theo hướng hiện đại. “Công ty Thái Việt đầu tư toàn bộ con giống, chi phí thức ăn, kỹ thuật nuôi và công tác vệ sinh, phòng và điều trị bệnh cho heo. Còn tôi đầu tư 100% chi phí thuê đất, xây dựng chuồng trại theo hệ thống khép kín với gần 30 tỷ đồng. Trang trại thả nuôi 700 heo giống gốc Thái thế hệ ông bà và 4.000 nái hậu bị. Đến nay, 700 heo ông bà cho ra đời gần 1.500 heo con giống thế hệ bố mẹ độ tuổi từ 1 - 3 tháng. Đây là nguồn cung cấp heo con giống cho 3 trang trại thuộc hệ thống của Công ty Thái Việt để sản xuất gia công heo thịt tại Núi Thành và Duy Xuyên” - ông Tiến thông tin.
Ông Apichart WongChaya - Tổng Giám đốc Công ty Thái Việt cho biết, trang trại phải xây dựng chuồng trại theo bản vẽ, thiết kế của Thái Việt. Chuồng nuôi được xây dựng theo mô hình khép kín, đảm bảo các điều kiện về vệ sinh môi trường cũng như sản phẩm. Tại trang trại của ông Tiến ở Đại Lộc, hệ thống hầm biogas và xử lý nước thải có công suất lên đến 1.500m3. Nước từ hầm biogas được xử lý đi qua hệ thống lọc, qua 3 hồ điều hòa trước khi ra bên ngoài.
Bên cạnh đó, khâu vệ sinh môi trường và phòng chống dịch bệnh được thực hiện nghiêm ngặt, khoa học. Người và xe khi vào trại phải qua hệ thống sát trùng ngay tại cổng. Lối đi dành riêng cho người tại nhà bảo vệ cũng được trang bị hệ thống khử trùng. Đội ngũ nhân viên 30 người tại đây được huấn luyện chuyên nghiệp quy trình chăn nuôi, phòng bệnh tiên tiến. “Giai đoạn này, chúng tôi ưu tiên sản xuất con giống cung cấp cho 3 cơ sở nuôi nhân giống khác tại Duy Xuyên và Núi Thành. Kế đến, sẽ phát triển khoảng 30 trại nuôi gia công heo thịt trên toàn tỉnh.
Cần phải có thời gian để đánh giá mô hình. Tuy nhiên, gần 1.500 heo con giống bố mẹ đã sẵn sàng để phục vụ cho việc nhân giống là thành công bước đầu đáng mừng” - ông Apichart WongChaya nói. Ngoài trang trại ông Tiến, trang trại nuôi heo giống thế hệ bố mẹ của ông Đặng Công Tới (thôn Tân Phong, Duy Châu, Duy Xuyên) có diện tích, quy mô lớn hơn với 26ha. Hiện đàn nái giống của ôngTới đã lên đến 1.200 con, khoảng 3 - 4 tháng sau hứa hẹn sẽ cho lứa heo giống cung cấp cho các trang trại nuôi gia công heo thịt trên địa bàn tỉnh.
Theo ông Apichart WongChaya - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thái Việt Agri Group: Công ty Thái Việt hợp tác đầu tư với các chủ trang trại theo 3 hình thức: Công ty góp vốn đầu tư đối với chủ trang trại; thứ 2 là công ty nhận đầu tư kỹ thuật, nhân công nuôi gia công và thứ 3 là chủ trang trại tự đầu tư. Ngoài ra, công ty đang liên kết với nhiều cơ sở giết mổ tập trung tại Quảng Nam, Đà Nẵng và nhiều nơi khác theo tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm HACCP, GMP, ISO… để từng bước quốc tế hóa tiêu chuẩn sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trong nước và thế giới.
Có thể bạn quan tâm

Đến cuối tháng 9-2014, Tiền Giang đã thu hoạch được trên 73.000 ha/77.000 lúa hè thu. Năng suất bình quân 50,9 tạ/ ha, tăng hơn 0,6 tạ/ha so với vụ hè thu năm trước và sản lượng đạt trên 372.000 tấn lúa . Hiện nay, tỉnh đang chỉ đạo các huyện trong vùng ngập lũ khẩn trương thu hoạch nhanh gọn lúa hè thu còn lại, không để thiệt hại do lũ lụt gây ra.

Sau thời gian hoành hành, dịch cúm A/H5N1 tạm lắng thì mới đây, gia cầm lại bị phát hiện nhiễm loại vi rút cực độc cúm A/H5N6, trong khi Cục Thú y cũng chưa xác định được loại vắc xin phù hợp để phòng cúm A/H5N6 trên đàn gia cầm… Vì vậy, công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi được ngành thú y tích cực triển khai.

Trên vùng đất nông nghiệp khá xa xôi, hẻo lánh ở thôn Đông Hòa, xã Tân Hà, Hàm Tân bây giờ đã hình thành cơ sở nhân hạt giống các loại cây trồng nông nghiệp nổi tiếng trong nước mang tên Đồng Tiền Vàng. Chính người con của vùng đất khô cằn này sau khi tốt nghiệp đại học cùng người bạn thân của mình đã quay về gầy dựng nên thương hiệu cho quê nhà…

Từ đầu mùa lũ đến nay, nông dân các tỉnh miền Tây Nam Bộ tất bật ra đồng bắt ốc bươu vàng (OBV) đem về luộc, sơ chế để bán cho các chủ vựa rồi xuất sang Trung Quốc.

Trước đó, vào tháng 8, Chính phủ Thái cũng đấu thầu cung cấp 167.000 tấn gạo, nhưng số gạo được bán ra chỉ đạt 73.000 tấn, do giá thầu nhận được thấp hơn giá sàn quy định.