Ứng Dụng VietGAP Trong Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản Tại Việt Nam

Vấn đề trọng tâm tại hội thảo là khả năng ứng dụng VietGAP trong các hộ nuôi tôm với nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ.
Sáng nay (19/11), tại tỉnh Sóc Trăng, Hội Nghề cá Việt Nam phối hợp với Tổng Cục thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo “Ứng dụng VietGAP trong phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững tại Việt Nam”. Đại diện các sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của vùng ĐBSCL, các tỉnh ven biển, ngành, hội, các tổ chức Quốc tế có liên quan tham dự.
Vấn đề trọng tâm được các đại biểu hướng đến tại hội thảo là khả năng ứng dụng VietGAP trong các hộ nuôi tôm với nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ; vai trò của Tổ chức Phi Chính phủ và các thành phần kinh tế khác trong việc hỗ trợ, thúc đẩy ứng dụng VietGAP trong phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững ở Việt Nam...
Ông Phạm Khánh Ly, Phó Vụ Trưởng Vụ Nuôi trồng Thủy sản cho biết, kết quả khảo sát ở các vùng nuôi thủy sản, đặc biệt là các vùng nuôi tôm, nuôi cá tra, cho thấy, khi diện tích của vùng nuôi tăng lên, các ao nuôi phân bố tập trung hơn, người dân sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, từ nguồn cung cấp giống cho đến quản lý dịch bệnh, cũng như phát sinh những vấn đề tiêu cực liên quan đến môi trường, kinh tế, xã hội...
Vì vậy, áp dụng bộ tiêu chuẩn VietGAP được xem là giải pháp quan trọng, kịp thời, nhằm hạn chế tối đa những tác động tiêu cực của nghề nuôi, giúp nghề nuôi phát triển bền vững, đồng thời nâng cao giá trị sản phẩm hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu.
Ông Phạm Khánh Lý nói: “Trong VietGAP tăng cường công tác quản lý để làm sao chúng ta ghi chép để xử lý, tiết kiệm các khâu mà có thể xử lý được. Chẳng hạn như chúng ta làm tốt các những quy định sẽ hạn chế dịch bệnh, như vậy sẽ không tốn chi phí để xử lý bệnh tật..”.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất, đến năm 2015 tới đây, sẽ có 30% cơ sở nuôi thủy sản thâm canh, bán thâm canh, các mô hình nuôi cải tiến đạt chứng nhận VietGAP và đến năm 2020 tỷ lệ này sẽ là 80%.
Nguồn bài viết: http://vov.vn/kinh-te/ung-dung-vietgap-trong-phat-trien-nuoi-trong-thuy-san-tai-vn-365713.vov
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, ngư dân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa liên tiếp được hưởng niềm vui được mùa, được giá; trong khi đó, chi phí chuyến đi giảm nên ngư dân thu lãi khá. Điều này đã khuyến khích ngư dân vươn khơi bám biển.

Chiều 13-10, Tập đoàn Việt Úc (TP.Hồ Chí Minh), một doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam trong ngành sản xuất tôm giống - đã làm việc với tỉnh Đồng Nai về dự án đầu tư khu phức hợp sản xuất tôm chất lượng cao tại xã An Phước (huyện Nhơn Trạch).

Nuôi tôm trên cát một thời đã mở ra hướng làm giàu mới đối với các hộ gia đình ở xã Hải Ninh (Quảng Ninh - Quảng Bình). Tuy nhiên, trong khoảng 2 năm trở lại đây, người nuôi tôm trên cát ở địa bàn xã Hải Ninh đang phải đối mặt với tình trạng thua lỗ nặng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Thông tư 31/2015/TT-BNNPTNT quy định về giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi.

9 tháng đầu năm, Trung tâm Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chăm sóc, nuôi giữ 8 loài cá bố mẹ gồm lăng nha, chép, trắm cỏ, mè hoa, mè trắng, trê, rô phi, ếch.