Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

UN-REDD Việt Nam cho chuyển dịch cơ cấu ngành

UN-REDD Việt Nam cho chuyển dịch cơ cấu ngành
Ngày đăng: 11/11/2015

Là một phần trong sáng kiến của Liên Hợp Quốc về giảm phát khí thải nhà kính do mất rừng và suy thoái rừng, chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II hứa hẹn đem đến cho Việt Nam những lợi ích từ việc chi trả dựa trên kết quả thực hiện REDD + trong tương lai và thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành.

Theo đó, địa bàn thí điểm phải đáp ứng những yêu cầu được quy định trong quyết định của Tổng cục Lâm nghiệp về việc thí điểm chia sẻ lợi ích trong khuôn khổ thực hiện chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II.

Địa bàn thí điểm phải được BQL rừng phòng hộ thuộc địa bàn 6 tỉnh thí điểm triển khai Chương trình UN-REDD đang thực hiện khoán hoặc có cam kết khoán quản lý, bảo vệ rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn theo quy định hiện hành.

UBND cấp xã được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng thuộc địa bàn 6 tỉnh triển khai Chương trình UN-REDD, có phương án hoặc kế hoạch giao diện tích UBND xã đang tạm thời quản lý đến hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn hoặc có các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn.

Được Nhà nước giao quản lý diện tích rừng tự nhiên (rừng phòng hộ và rừng sản xuất); rừng phòng hộ là rừng trồng.

Có sự cam kết ủng hộ của chính quyền địa phương và sự tự nguyện của người dân tham gia thí điểm chia sẻ lợi ích.

Có Kế hoạch REDD+ theo hướng dẫn của chương trình UN-REDD.

Với thời gian triển khai trong vòng 2,5 năm (2016 - 2018), mỗi tỉnh được lựa chọn tối đa 2 đơn vị thí điểm với diện tích rừng tối thiểu là 300 ha và tối đa là 6.000 ha, bao gồm rừng phòng hộ và rừng tự nhiên được Nhà nước giao quản lý, rừng phòng hộ là rừng trồng và đất lâm nghiệp cam kết sẽ trồng rừng phòng hộ.

Đơn vị thí điểm phải đảm bảo đã xây dựng Kế hoạch REDD+ được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo hướng dẫn của BQL Chương trình UN-REDD Trung ương (gọi chung là PMU).

Việc thực hiện Kế hoạch REDD+ phải đảm bảo có sự tham gia của các hộ gia định, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn và kết quả thực hiện các hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phải được giám sát, đánh giá theo hệ thống các chỉ số của khung giám sát, đánh giá thực hiện Kế hoạch REDD+ do BQL Chương trình UN-REDD cấp tỉnh (PPMU) xây dựng theo hướng dẫn của PMU.

Việc chia sẻ lợi ích được thực hiện theo nguyên tắc đảm bảo tính công bằng, công khai, minh bạch, dân chủ, dựa vào kết quả thực hiện ở mỗi đơn vị.


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Cẩn Trọng Trồng Cây Sưa Đỏ Nông Dân Cẩn Trọng Trồng Cây Sưa Đỏ

Ông Đ cho biết, năm nay ươm 10 ngàn cây sưa đỏ, dù chưa đến mùa xuống giống nhưng đã bán được 7.000 bầu... Sưa đỏ được trồng mật độ 3x3m. Nếu làm phép tính đơn giản 1 ha trồng được khoảng 1.800 cây, sau 6 năm (bằng thời gian kiến thiết cơ bản của cây cao su) thì sẽ bán được 35-40 tỷ đồng.

31/05/2014
"Nóng" Thị Trường Ca Cao

Giá trái ca cao tươi bán tại vườn hiện nay có mức từ 5.000 - 5.200 đồng/kg, tăng khoảng 2.000 đồng/kg so cùng kỳ năm ngoái. Dự kiến, giá ca cao sẽ tiếp tục đứng ở mức cao, vì theo dự báo của Tổ chức Ca cao quốc tế (ICO), các nguồn cung cấp ca cao toàn cầu đang trải qua thời kỳ thiếu hụt dài nhất trong vòng hơn 5 thập kỷ qua.

13/05/2014
Thanh Long Bình Thuận Vẫn Tiêu Thụ Bình Thường Thanh Long Bình Thuận Vẫn Tiêu Thụ Bình Thường

Ông Bùi Đăng Hưng, Chủ tịch Hiệp hội Thanh long tỉnh Bình Thuận, vừa cho biết, thanh long Bình Thuận vẫn được xuất khẩu bình thường sang Trung Quốc và các thị trường khác.

31/05/2014
Nữ Tỷ Phú Chân Đất Nữ Tỷ Phú Chân Đất

Bằng mô hình sản xuất đa canh kết hợp (lúa + vườn + ao + chuồng), bà Nguyễn Thị The (ngụ ấp Vĩnh Thắng, xã Vĩnh Khánh) thu bạc tỷ mỗi năm, khiến bạn nhà nông bắt chước làm theo. Điều đáng nể hơn, sản xuất từ vùng kinh tế mới giúp bà giàu có, trở thành “Nông dân giỏi” của huyện Thoại Sơn và tỉnh An Giang nhiều năm liền.

31/05/2014
Nông Dân Huyện Lak Điêu Đứng Vì Giống Ngô Kém Chất Lượng Nông Dân Huyện Lak Điêu Đứng Vì Giống Ngô Kém Chất Lượng

Vụ đông xuân vừa qua, nông dân hai xã Dak Nuê và Dak Niêng (huyện Lak, Đắk Lắk) đã gieo trồng giống ngô NK67 được nhập khẩu bởi Công ty TNHH Syngenta và do Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang cung cấp. Nhưng sau gần 4 tháng gieo trồng, đến khi thu hoạch loại ngô này không cho hạt, gây thiệt hại cho nhiều gia đình.

13/05/2014