Nông Dân Cẩn Trọng Trồng Cây Sưa Đỏ

Đó cũng là cảnh báo của ngành nông nghiệp, bởi sưa đỏ trồng 7-10 năm tuổi có lãi hàng chục triệu đồng đang là giá ảo.
Một người bạn đang công tác tại Đài Truyền thanh - Truyền hình Bình Long (TX. Bình Long - Bình Phước) cho biết: Ông Đ ở ấp Phố Lố, xã Thanh Lương bán giống sưa đỏ với giá 12 ngàn đồng/cây. Ông Đ quảng cáo: “Cây sưa trồng 6-7 năm tuổi có lõi được thu mua giá hơn 20 triệu đồng/cây, thị trường tiêu thụ chủ yếu là Trung Quốc”.
Ông Đ cho biết, năm nay ươm 10 ngàn cây sưa đỏ, dù chưa đến mùa xuống giống nhưng đã bán được 7.000 bầu... Sưa đỏ được trồng mật độ 3x3m. Nếu làm phép tính đơn giản 1 ha trồng được khoảng 1.800 cây, sau 6 năm (bằng thời gian kiến thiết cơ bản của cây cao su) thì sẽ bán được 35-40 tỷ đồng.
2 tháng trước, tình cờ đi công tác qua ngã ba Chiu Riu, ấp Thạnh Biên, xã Lộc Thạnh (Lộc Ninh) chúng tôi gặp 2 vợ chồng quê tỉnh Vĩnh Phúc vào thuê khoảnh đất khoảng 1 sào cạnh QL13 để ươm giống sưa đỏ bán, giá 10 ngàn đồng/cây. Họ cho biết: “Ở Vĩnh Phúc, nhà nhà trồng sưa đỏ để bán cho Trung Quốc nhưng “cung không đủ cầu”.
Bởi sưa đỏ chỉ trồng được ở Việt Nam và đảo Hải Nam (Trung Quốc). Người Trung Quốc cho rằng gỗ sưa đỏ có giá trị về tâm linh nên với 1,3 tỷ dân thì thị trường Trung Quốc luôn rộng mở...”.
Nhiều năm nay đã có thông tin đăng tải trên các kênh thông tin đại chúng về sưa đỏ hay còn gọi là trắc thối, gỗ huê được bán tính theo ký nhưng là gỗ có tuổi trăm năm, ngàn năm. Còn sưa đỏ được trồng tại các vườn chưa thấy nhà nào bán được. Khoảng 10-12 năm trước, ở các huyện Lộc Ninh, Bù Đốp có một công ty trầm hương quảng bá về cây dó bầu (trầm hương) và bao tiêu từ giống, cấy hóa chất cả thân, cành cây.
Đã có hộ chặt 10 ha điều để trồng trầm hương với giá cây giống “cắt cổ” (30 ngàn đồng/cây) và nuôi giấc mơ trở thành tỷ phú sau 7-9 năm. Và thực tế nhiều hộ phải ngậm ngùi cay đắng khi giá cao su tăng cao những năm 2010-2012 mà vườn trầm hương chết dần chết mòn vì bệnh... Công ty trầm hương thì không quay lại khi hốt tiền tỷ nhờ bán cây giống...
Hiện nay, thị trường nông sản bấp bênh, giá mủ cao su giảm mạnh đã đánh vào tâm lý người dân lấy sưa đỏ để làm nọc tiêu hoặc trồng sưa đỏ xen trong vườn tiêu. Ngành nông nghiệp khuyến cáo nông dân nên thận trọng khi mua giống sưa đỏ. Bởi sưa đỏ trồng 7-10 năm cho lãi rất cao vẫn là giá ảo và bài học từ cây dó bầu, trầm hương 10 năm về trước vẫn còn khi cây đã đến tuổi thu hoạch mà không ai mua.
Có thể bạn quan tâm

Được triển khai thí điểm từ tháng 10/2014 đến nay, mô hình ứng dụng các phương pháp chế biến, bảo quản phụ phẩm trồng trọt làm thức ăn thô xanh cho chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn TP Hà Nội đã cho thấy hiệu quả rõ rệt.

Anh Trần Văn Minh ở thôn Lạc Tân 1, xã Phước Diêm (Thuận Nam - Ninh Thuận) đã phát triển quy mô lớn các trang trại chăn nuôi dê, chim bồ câu, thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Nghề chăn nuôi hươu ở Quỳnh Lưu (Nghệ An) hình thành từ năm 1980, giúp nhiều gia đình thoát nghèo và có nhiều hộ khá, giàu. Trải qua những biến động, thăng trầm, giống hươu sao và sản phẩm nhung hươu của huyện Quỳnh lưu vẫn được thị trường ưa chuộng, góp phần khẳng định những nỗ lực bảo tồn, phát huy nguồn giống.

Ngày 26/5, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) đã tổ chức đối thoại về thủ tục kiểm dịch thực vật với hơn 30 DN nhập khẩu thức ăn chăn nuôi.

Cơ sở nuôi vịt trời của anh Phùng Văn Khanh, khu Vành Kiệu, phường Phương Nam (TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) vừa thực hiện thành công việc ấp nhân tạo giống vịt trời.