Thiệt hại do nghêu chết khoảng 400 tỷ đồng

So với nhiều năm qua, thiệt hại do nuôi nghêu năm nay là lớn nhất. Nếu như năm 2013 được đánh giá là thiệt hại cao nhưng tỷ lệ cũng chỉ dưới 70%, trung bình dao động từ 30 - 40% nên sau đó người dân thả nuôi trở lại. Tuy nhiên, mùa nghêu năm 2015 các sân nuôi nghêu bị chết dao động từ 75 - 90% nên gây ra thiệt hại rất nặng nề.
Đề cập về các chính sách hỗ trợ cho người nuôi nghêu bị thiệt hại, bà Huỳnh Thị Tỏ cho biết, theo Nghị định 142 của Chính phủ về các chính sách hỗ trợ trong sản xuất nông nghiệp, sau đó được điều chỉnh theo Quyết định 49, địa phương đã hoàn tất các thủ tục đề xuất hỗ trợ thiệt hại do nghêu chết gây ra.
Thực tế những năm qua, người nuôi nghêu bị thiệt hại cũng đã từng được Nhà nước hỗ trợ. Chẳng hạn như năm 2013, mỗi ha nuôi nghêu bị chết từ 30 - 70% được hỗ trợ thiệt hại là 20 triệu đồng khi người nuôi bảo đảm đủ các điều kiện nuôi theo quy định. “Liên tục trong những năm qua, tình trạng nghêu chết diễn ra trên diện rộng, gây thiệt hại lớn.
Tuy nhiên, điều đáng nói là đến thời điểm hiện nay các cơ quan chuyên môn chưa có kết luận chính xác nguyên nhân vì sao nghêu bị chết. Do vậy người nuôi nghêu cảm thấy hoang mang” - bà Huỳnh Thị Tỏ cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Đến xóm 2, xã Kim Mỹ (Kim Sơn - Ninh Bình), hỏi bác Tân, cô chủ cửa hàng kim hoàn nói luôn: “Bác Tân lợn nái à, anh đi thẳng, hơn 500 mét nữa, đến ngôi nhà kiểu mới, vừa xây là nhà bác Tân”. Gia đình bác Trịnh Duy Tân là địa chỉ nhiều người gần xa đến học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi lợn nái, lợn thịt.
Hàng ngày kiểm tra chuồng trại, lượng thức ăn, nghe tiếng kêu là biết tình trạng của chim; đặc biệt là áp dụng nuôi ghép chim non để tăng năng suất, giảm chi phí thức ăn...

Cơ sở ấp trứng gia cầm của gia đình chị Dương Thị Thư, ở xóm Việt Ninh, xã Lương Phú (Phú Bình - Thái Nguyên) mỗi năm cho thu lãi khoảng 200 triệu đồng

Hiện nay, điều kiện thời tiết diễn biến thuận lợi cho hoạt động thả tôm giống vụ nuôi cuối năm, do đó, nông dân cần tranh thủ thả tôm giống, để hạn chế thiệt hại do dịch bệnh, tăng lợi nhuận cho người nuôi tôm.

Ngày 24/4/2015, ổ dịch đầu tiên được xuất hiện tại hộ nuôi tôm thẻ chân trắng ở xã Diễn Trung, với diện tích ao nuôi bị nhiễm bệnh là gần 0,3 ha. Và chỉ trong một thời gian ngắn dịch đã xuất hiện ở nhiều diện tích nuôi tôm khác trên địa bàn xã Diễn Trung, Diễn Kỷ và Diễn Vạn, huyện Diễn châu, tỉnh Nghệ An.