Tu hài đặc sản quý của vùng biển Vân Đồn

Tu hài sống trong môi trường nước mặn, ấm và có rặng san hô. Chúng ăn tảo và sinh vật phù du trong nước biển. Tu hài phát triển quanh năm, đặc biệt là vào mùa hè, mùa thu thì tu hài lớn rất nhanh. Để nuôi một con tu hài đủ để làm thương phẩm (nặng chừng 0,7 lạng/con), mất độ 15 tháng. Nhìn bề ngoài, tu hài khá giống với các loài nhuyễn thể có vỏ hai mảnh khác.
Tu hài trưởng thành có hình bầu dục, vỏ màu vàng nâu. Hai vỏ thường không khép khít lại với nhau, da vỏ mỏng, dễ bị bong ra. Bên trong lớp vỏ tu hài có cái vòi nhô ra; có lẽ vì vậy mà người ta còn gọi tu hài là trai vòi, ốc vòi hay ốc vòi voi v.v..
Ông Đỗ Hữu Tờ hướng dẫn công nhân quy trình thả giống tu hài.
Trước kia, tu hài chỉ được khai thác nhỏ lẻ trong môi trường tự nhiên dẫn đến nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi. Năm 2005, Công ty TNHH Đỗ Tờ đã nghiên cứu sản xuất giống và nuôi thành công tu hài thương phẩm trên diện rộng. Tu hài được nuôi nhiều nhất ở khu vực bờ Vịnh Bái Tử Long, huyện đảo Vân Đồn, bởi ở vùng này nước êm, ít sóng gió, lượng sinh vật phù du lại nhiều.
Từ thành công của Công ty TNHH Đỗ Tờ, sau đó nhiều hộ dân khác cũng đua nhau nuôi loại nhuyễn thể này. Nuôi tu hài dần dần trở thành một nghề “hái ra tiền” của ngư dân các xã đảo Vân Đồn.
Chế biến tu hài thành món ăn không khó. Có thể theo nhiều cách tùy vào khẩu vị của thực khách như: Nướng, hấp, chần qua nước sôi, xào ớt cay, nấu cháo v.v.. Ông Nguyễn Quang Vinh, tác giả cuốn sách “101 món ăn dân gian Quảng Ninh” cho biết: Thường thấy nhất là tu hài nướng và tu hài hấp khô.
Muốn chế biến món nướng phải lấy tu hài rửa sạch, lấy một con dao lưỡi mỏng, bổ tách ra, đệm hành, tỏi, gừng vào bên trong rồi ép chặt lại, sau đó đặt vào một bàn sắt kẹp lại đặt lên bếp than, không để nước trong thân con tu hài chảy ra. Khi vỏ khô là con tu hài chín, có thể lấy ra đặt lên đĩa, ăn đến đâu lấy đến đó, bóc vỏ như bóc con ngán, con ngao.
Món hấp khô làm như món nướng, rồi lấy dây buộc chặt con tu hài lại không để hai mảnh mở ra cạn hết nước ngọt bên trong, đặt vào một bàn sắt, hoặc nhôm trên một nồi nước đun sôi, để nước vừa phải, hấp khoảng 20 - 30 phút thì tu hài chín. Không chỉ có mặt ở các nhà hàng đặc sản trong nước, các món ăn từ tu hài còn xuất hiện trong những nhà hàng ở Canada, Mỹ v.v. cũng như được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới.
Món ăn từ tu hài được thực khách ưa chuộng nhờ có hương vị thơm ngon, ngọt, rất giàu chất dinh dưỡng, được cho là rất tốt cho sức khỏe của nam giới, thậm chí còn được đồn thổi là một liều “Viagra tự nhiên hoàn hảo”. Ông Đỗ Hữu Tờ, Giám đốc Công ty TNHH Đỗ Tờ, cho biết, ông đã từng mạnh dạn đưa ra ý định nghiên cứu chiết xuất loại thực phẩm chức năng hỗ trợ sức mạnh đàn ông từ tu hài.
Tuy nhiên, vì nhiều khó khăn khách quan và chủ quan, dự định này đến nay vẫn chưa thành hiện thực.
Sau “đại dịch” tu hài năm 2012, hiện nay ông Đỗ Tờ đang tiếp tục nghiên cứu thể nghiệm tu hài giống sao cho thích nghi hơn với môi trường nước ở vùng biển Quảng Ninh và có khả năng chống chịu cao đối với các loại dịch bệnh. Hiện nay, ông Tờ cũng như nhiều hộ dân nuôi tu hài tiếp tục nuôi hy vọng sẽ khôi phục nghề nuôi tu hài phát triển mạnh mẽ như những năm trước đây.
Có thể bạn quan tâm

Đó là mô hình kinh tế vườn của chàng trai dân tộc Nùng Cháng Thừa Lù - một tấm gương sáng điển hình của thôn Thanh Long xã Thanh Vân huyện Quản Bạ trong việc vươn lên thoát nghèo. Mới 27 tuổi Cháng Thừa Lù đã có trong tay hơn 3 ha cây ăn quả gồm hồng không hạt, quýt, chanh và 2 hồ nước rộng nuôi thả cá cùng số lượng lớn đàn ong nuôi lấy mật… báo hiệu một vụ mùa bội thu, khiến mọi người đến thăm thầm cảm phục.

Chi cục Thú y (Sở NN-PTNT Lâm Đồng) cho biết, từ đầu năm 2013 tới nay, lượng sản phẩm chăn nuôi của tỉnh được Chi cục kiểm dịch để xuất ra ngoài tỉnh đã tăng rất nhanh và tăng đột biến so với cùng kỳ năm 2012.

Ngô (bắp) chết đứng - hiện tượng lạ chưa từng thấy từ trước tới nay với nông dân trồng bắp ở xã Khánh An, huyện An Phú, An Giang. Hiện tượng này đang làm cho hàng trăm nông dân nơi đây hoang mang, lo lắng...

Công ty FrieslandCampina Việt Nam đã triển khai những mục tiêu hàng đầu của chương trình phát triển ngành sữa trong hơn 17 năm qua.

Phú Giáo là huyện thuần nông nghiệp, 80% dân số sống bằng nghề nông với thế mạnh cây công nghiệp dài ngày mang giá trị kinh tế cao như cao su, tiêu, điều. Đó là những điều kiện thuận lợi làm thay đổi bộ mặt nông nghiệp, nông thôn và nông dân (NN, NT&ND) Phú Giáo sau 5 năm (2008-2012) triển khai thực hiện Kế hoạch số 29-KH/HU của Huyện ủy đề ra.