Truyền Thông Australia Thông Tin Tích Cực Về Thủy Sản Việt Nam

Đài Truyền hình ABC của Australia vừa phát phóng sự về hoạt động nuôi trồng thủy sản trong nước và nhu cầu rất lớn đối với loại mặt hàng này, trong đó đánh giá tích cực về thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam.
Phóng viên TTXVN tại Sydney ngày 19-2 cho biết phóng sự trên đã dẫn lời một số chuyên gia, nhà nhập khẩu thủy sản của Australia, khẳng định nhiều mặt hàng thủy sản Việt Nam như tôm, cá basa đang rất được ưa chuộng tại Australia. Hiện cá basa là mặt hàng được tiêu thụ nhiều thứ hai tại Australia, sau cá hồi Tasmanian Atlantic.
Quy trình nuôi, chế biến, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu từ các công ty lớn ở Việt Nam được đánh giá là “nằm trong số những sản phẩm chất lượng tốt nhất”.
Tuy nhiên, ông Norman Grant, Chủ tịch Hiệp hội các nhà nhập khẩu thủy sản của Australia, cho rằng vẫn tồn tại cái nhìn lệch lạc trong nhiều người tiêu dùng Australia rằng hàng giá rẻ là hàng không ngon. Đây chính là nguyên nhân khiến họ còn lưỡng lự khi mua hàng thủy sản nhập khẩu từ Thái Lan và Việt Nam.
Xin mời Quý độc giả xem phóng sự của Đài Truyền hình ABC qua đường link: http://www.abc.net.au/landline/content/2013/s3945647.htm
Có thể bạn quan tâm

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, giá bán buôn đường kính trắng vừa có một đợt tăng nhẹ với mức tăng 200-300 đ/kg vào đầu tuần này.

Theo UBND huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang), tổng diện tích thả nuôi thủy sản từ đầu năm đến nay đạt 2.209 ha, đạt 35% kế hoạch, tăng 334 ha so cùng kỳ.

Thời tiết chuyển mùa là điều kiện thuận lợi cho các loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm (GSGC) phát sinh và có nguy cơ lây lan thành dịch. Theo Chi cục Thú y tỉnh Đồng Tháp, đây là thời điểm người chăn nuôi phải chủ động thực hiện nhiều biện pháp bảo vệ, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Mong muốn làm giàu, nhưng diện tích đất của gia đình ít, không đủ để trồng trọt và chăn nuôi. Chính vì vậy, mô hình trồng nấm chi phí thấp, chiếm it diện tích đất mà mang lại giá trị kinh tế cao là giải pháp của vợ chồng anh Hoàng Đức Hòa và chị Nguyễn Thị Toan ở thôn 12, xã Đắk Rla, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông.

Các mô hình chuyển đổi cây trồng này mang lại thu nhập cho người nông dân Quảng Bình cao gấp 2-3 lần so với trồng lúa.