Trúng mùa rau câu chỉ

Thời điểm này rau câu chỉ không những được mùa mà còn được giá, nhiều hộ dân đang tấp nập thu.
Anh Bùi Văn Cất (xã Cam Hải Đông), gắn bó với nghề làm rau câu hơn 10 năm nay cho biết: Hiện mỗi ngày anh chờ nước rút ra biển thu 2 ghe rau câu chỉ tươi, sau khi phơi khô còn lại 100kg, với giá bán 5.000đ/kg, bình quân sau khi trừ chi phí lãi trên 200.000đ/ngày.
Cùng thời điểm này năm ngoái, giá các thương lái thu mua tại chỗ chỉ từ 3.500 – 4.000đ/kg. Nhờ giá thu mua tăng mà anh đã thuê thêm 2 công lao động để thu hoạch kịp bán cho các thương lái.
Được biết, rau câu chỉ có quanh năm nhưng xuất hiện nhiều từ tháng 3 – 5 âm lịch, sau khi thu trên biển phải qua công đoạn phơi khô từ 1 -2 nắng mới xuất bán. Nghề làm rau câu đã tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động địa phương có thêm thu nhập.
Có thể bạn quan tâm

Tháng 7 năm ngoái, sản phẩm ớt Thanh Bình (Đồng Tháp) được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu “Ớt Thanh Bình”, đây được xem là bước đánh dấu cho sản phẩm này.

Bằng sự nhạy bén, năng động, mạnh dạn xây dựng mô hình sản xuất vườn - ao - chuồng - rừng (VACR) hiệu quả, phù hợp với điều kiện địa phương, ông Lê Mộng Bảo đã làm giàu trên chính mảnh đất Lộc Thành nhiều gian khó.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, toàn tỉnh Đồng Tháp hiện có 503 cơ sở và hộ gia đình gây nuôi động vật hoang dã (ĐVHD) đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký với hơn 340.000 cá thể, bao gồm các loài như: cá sấu, trăn, rắn, kỳ đà, rùa, nhím, nai, heo rừng, cầy hương, ba ba, tắc kè, chim trĩ...

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang triển khai mô hình nâng cao hiệu quả kinh tế vùng sản xuất na tập trung tại xã Hoàng Tiến (Chí Linh - Hải Dương).

Hè về, sen thương phẩm từ các ao, bàu ở xã Sùng Nhơn (Bình Thuận) lên bờ tỏa đi khắp mọi hướng trong và ngoài tỉnh để tiêu thụ. Có thể nói rằng, những năm gần đây sen thương phẩm đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ dân nơi đây.