Trưng Bày So Sánh Rau Đà Lạt Và Trung Quốc

Tại phiên chợ rau, hoa Đà Lạt diễn ra từ ngày 23 - 27/12, trên đường Nguyễn Văn Cừ nối dài có một gian hàng đã tạo được sự chú ý đặc biệt của người tiêu dùng, đó là gian hàng trưng bày một số nông sản đặc trưng của Đà Lạt với mặt hàng cùng loại của Trung Quốc.
Đơn vị thực hiện công việc này là HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Anh Đào Đà Lạt.
Các mặt hàng được đem ra trưng bày nhằm so sánh chất lượng và giúp người tiêu dùng phân biệt các loại rau có nguồn gốc Trung Quốc với rau của Đà Lạt, gồm các loại như cà rốt, khoai tây, hành tây, bắp sú (cải)…
Qua lời giới thiệu của các nhân viên tại đây, nhiều người đã dễ dàng phân biệt được những nét đặc trưng cơ bản của nông sản Đà Lạt, nông sản Trung Quốc bằng mắt thường. Cụ thể, cà rốt Đà Lạt củ nhỏ, đậm màu, tươi mới và thường có cuống. Cà rốt Trung Quốc bóng loáng, củ đều, to, không có cuống hay đầu thường đen do để lâu. Hành tây Đà Lạt có củ to, vỏ lụa ngoài màu trắng, dễ bị trầy xước trong khi hành tây Trung Quốc có vỏ ngoài màu vàng, tím, hoặc trắng bóng, có hình dạng tròn đều hoặc hình bầu dục.
Khoai tây Đà Lạt củ tròn, mắt củ cạn, vỏ mỏng, dễ bị trầy xước. Khoai tây Trung Quốc kích cỡ đều, củ to và dài, mắt củ sâu, vỏ trơn bóng, ít bị trầy xước. Bắp sú (cải) Đà Lạt có màu trắng, mềm, mặt hàng cùng loại của Trung Quốc có màu xanh chủ đạo. Lơ Trung Quốc thường có màu xanh đậm hơn lơ Đà Lạt, các múi to hơn.
Ông Nguyễn Công Thừa - Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Anh Đào, nói đây là việc làm cần thiết để giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết được đâu là nông sản Đà Lạt và đâu là nông sản Trung Quốc.
Triển lãm rau, hoa Đà Lạt nằm trong khuôn khổ Chương trình bế mạc Năm Du lịch Quốc gia Tây Nguyên - Đà Lạt. Tham gia triển lãm có 70 gian hàng của 30 doanh nghiệp chuyên trồng, chế biến, kinh doanh các mặt hàng nông sản tại Đà Lạt.
Có thể bạn quan tâm

Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của toàn xã hội. Chính vì vậy, sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn, tạo ra các sản phẩm sạch chính là hướng đi bền vững và hiệu quả.

Năm 2010, được sự giới thiệu của người thân, anh Trần Văn Lộc (SN 1974, ở thôn 5, xã Hòa Thành, huyện Krông Bông - Dak Lak) lặn lội xuống miền Tây Nam Bộ học hỏi kinh nghiệm và mua 1.000 cây giống mít siêu sớm về trồng. Sau hơn 3 năm trồng thử nghiệm, đến nay vườn cây đã cho thu hoạch lứa quả đầu tiên và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.

Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (KNKN) thuộc Sở NN-PTNT đã xây dựng thành công nhiều mô hình (MH) thâm canh lúa nước ở vùng cao. Trung tâm đã tiếp tục triển khai các MH mới, song bằng giống lúa thuần chứ không phải lúa lai như các năm trước.

Nuôi hươu sao lấy nhung là mô hình còn khá mới ở huyện Vân Canh. Những thành công bước đầu từ mô hình mở ra hướng phát triển đa dạng hóa vật nuôi, mang lại kinh tế cao cho người dân.

Bông lài dùng ướp trà, tạo hương vị thơm ngon hơn cho trà và được đông đảo “tín đồ trà” ưa thích. Mặc dù đây không phải là cây chủ lực trong thực hiện chuyển đổi cây trồng của địa phương nhưng chính cây bông lài cũng đã góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào Khmer ở Trà Vinh.