Sà lan tông bè nuôi cá trên sông, gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng
Hiện trường sà lan tông bè nuôi cá
Theo thông tin ban đầu, thuyền trưởng Hạ Ngọc Bích (SN 1960, ngụ huyện Ô Môn, TP.Cần Thơ) điều khiển sà lan tông vào bè nuôi cá của ông Trần Hoàng Minh (SN 1977, ngụ xã Tân Hòa, huyện Thanh Bình) làm bè cá bị chìm, toàn bộ số cá trong bè thoát ra ngoài sông.
Sau đó, sà lan CT-06968 tiếp tục tông vào ghe gỗ đang đậu gần đó, làm ghe bị chìm một phần. Ước tính thiệt hại tài sản trên 200 triệu đồng.
Nguyên nhân ban đầu được xác định, trong lúc lưu thông do trời mưa kèm theo giông lớn nên thuyền trưởng không làm chủ tay lái.
Cùng thời điểm nêu trên, sà lan biển kiểm soát HGi-7272 (chưa rõ người điều khiển) do trời mưa kèm giông lớn đã va chạm vào bè nuôi cá của ông Đỗ Hoàng Khương cách đó vài mét, làm thiệt hại một phần của bè cá.
Hiện vụ việc đang được các cơ quan chức năng điều tra làm rõ.
Hiện trường sà lan tông bè nuôi cá
Theo thông tin ban đầu, thuyền trưởng Hạ Ngọc Bích (SN 1960, ngụ huyện Ô Môn, TP.Cần Thơ) điều khiển sà lan tông vào bè nuôi cá của ông Trần Hoàng Minh (SN 1977, ngụ xã Tân Hòa, huyện Thanh Bình) làm bè cá bị chìm, toàn bộ số cá trong bè thoát ra ngoài sông.
Sau đó, sà lan CT-06968 tiếp tục tông vào ghe gỗ đang đậu gần đó, làm ghe bị chìm một phần. Ước tính thiệt hại tài sản trên 200 triệu đồng.
Nguyên nhân ban đầu được xác định, trong lúc lưu thông do trời mưa kèm theo giông lớn nên thuyền trưởng không làm chủ tay lái.
Cùng thời điểm nêu trên, sà lan biển kiểm soát HGi-7272 (chưa rõ người điều khiển) do trời mưa kèm giông lớn đã va chạm vào bè nuôi cá của ông Đỗ Hoàng Khương cách đó vài mét, làm thiệt hại một phần của bè cá.
Hiện vụ việc đang được các cơ quan chức năng điều tra làm rõ.
Có thể bạn quan tâm

Tái cơ cấu là yêu cầu bắt buộc để chăn nuôi của tỉnh phát triển mạnh, nhanh bền vững, hướng tới mục tiêu có sản phẩm ở các thị trường ngoại tỉnh, xây dựng thương hiệu chăn nuôi Phú Thọ với những tiêu chí, phẩm cấp riêng như theo quy trình VietGAP, Global GAP.... Vậy đâu là những giải pháp để có thể đạt được mục tiêu đề ra ?

Với mức giá này, nông dân lãi 15 triệu đồng/công, tăng gấp 3 lần so với trồng lúa và các loại màu khác. Tuy nhiên, hiện tại, giá khoai cao chỉ còn 6.000 đồng/kg, trừ chi phí, còn lãi khoảng 5 triệu đồng/công, thấp hơn năm ngoái khoảng 10 triệu đồng/công.

Vùng đất Châu Bình (Giồng Trôm - Bến Tre) là nơi có trái dừa nổi tiếng về chất lượng, nhà vườn được tập huấn kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm chăm sóc, nâng cao sản lượng dừa; kỹ thuật trồng xen, nuôi xen, nâng thu nhập trên cùng một diện tích; tổ chức lại sản xuất, giải quyết lao động, việc làm ở nông thôn.

Ông Nguyễn Thành Vinh - Trưởng làng nghề cho biết: "Làng chè Chu Hưng được công nhận làng nghề năm 2008. Làng nghề bao gồm các khu dân cư 5, 7, 8 hợp thành với tổng diện tích tự nhiên là 315ha. Làng có 281 hộ sinh sống, trong đó số hộ tham gia sản xuất chè là 97 hộ và số lao động là 141 người.

Chưa bao giờ vào vụ mùa mà giá thanh long cao và khan hiếm như năm nay. Nhiều hộ trồng thanh long chấp nhận cắt bỏ vài lứa trái hàng mùa để cây tập trung dinh dưỡng nuôi dây chuẩn bị cho vụ chong đèn. Từ cách thức canh tác “bào mòn” sức phát triển của cây đến nay người trồng thanh long Bình Thuận đang hướng đến sản xuất bền vững, lâu dài…