Trồng xạ đen cho hiệu quả cao

Xác định nhu cầu sử dụng xạ đen là rất lớn, bà con nông dân xã Cao Dương (Lương Sơn - Hòa Bình) đã tập trung đầu tư trồng và phát triển mở rộng diện tích.
Theo đánh giá của bà con, xạ đen là loại cây dạng bụi leo dễ trồng, rất phù hợp trồng xen canh, không đòi hỏi công chăm bón, không yêu cầu kỹ thuật cao và nhiều diện tích, giá bán ổn định. Hiện nay, giá mỗi cân xạ đen dao động từ 20.000 - 30.000 đồng, sau khi trừ chi phí, giá trị kinh tế đạt trên 200 triệu đồng/ha, cao hơn gấp 4 - 5 lần so với lúa và ít rủi ro hơn. Vì vậy, trong 4 năm gần đây, nông dân trong xã đã học hỏi nhau trồng xạ đen.
So với các thôn khác ở Cao Dương, thôn Cao Đường có diện tích trồng xạ đen tương đối tập trung. Thôn có 140 hộ thì có đến 130 hộ trồng xạ đen. Nhờ trồng xạ đen, nhiều hộ đã có kinh tế khá ổn định. Đơn cử như gia đình ông Nguyễn Thanh Hải, trước đây, gia đình chủ yếu trồng nhãn, ngô nhưng không hiệu quả.
Sau khi tìm hiểu và nắm bắt nhu cầu tiêu thụ của cây xạ đen, năm 2008, gia đình ông đã chuyển 2.000m2 đất vườn sang trồng xạ đen. Nhận thấy cây xạ đen mang lại hiệu quả rõ rệt, đến nay, gia đình đã chuyển toàn bộ diện tích 5.000m2 đất vườn sang trồng cây xạ đen.
Ông Nguyễn Thanh Hải cho biết: “Cây xạ đen đầu tư không cao, thu hoạch dễ, sau 5 - 6 tháng trồng là cho thu hoạch, cứ 2 tháng cắt tỉa 1 lần, một năm cho thu hoạch 6 lần nên lúc nào cũng có tiền. Xạ đen sau khi cắt về lá được tuốt riêng và cành băm nhỏ rồi đem phơi nắng cho khô. Cứ 3 - 4 ngày thương lái từ Hà Nội, TP Hòa Bình... lại về thu mua.
Mỗi lần thu hoạch từ 1 - 1,2 tấn sản phẩm khô đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình”.
Bên cạnh đó, ông Hải còn ươm cây giống xạ đen để bán. Sau khi trừ chi phí, gia đình có tổng nguồn thu từ 160 - 180 triệu đồng/năm.
Theo đồng chí Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Cao Dương, cây xạ đen đang được coi là cây trồng chủ lực trong chương trình xoá đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân xã Cao Dương. Thực tế cho thấy hiệu quả từ trồng xạ đen cao hơn nhiều so với các loại cây truyền thống khác.
Hiện, toàn xã có 50 ha trồng cây xạ đen và theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XIV, diện tích này còn tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, Hưng Nguyên có tổng đàn bò trên 16.320 con, trong đó có 58,9% con bò lai sind được chăn nuôi trên địa bàn 23 xã, thị trấn. Bò lai sind sau nhiều năm triển khai và mở rộng địa bàn chăn nuôi đã và đang đưa lại thu nhập khá cho nhiều hộ dân.

Anh Lê Văn Lục, ở khu phố 8, phường Tân An có diện tích mì 3 ha trồng ở bờ Nam sông Dinh cho biết: Do đất đai quá bạc màu, việc đầu tư trồng mì của nông dân mấy năm gần đây chi phí rất cao, 1 ha mì chi phí tiền công, giống, cày đất, thuốc diệt cỏ, thuốc sâu và nhất là phân bón cũng phải đến 30 triệu đồng.

Hiện nay, Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao công nghệ tỉnh Thái Nguyên đang triển khai Dự án Xây dựng mô hình trồng Giảo cổ lam tại huyện Võ Nhai. Kinh phí hỗ trợ để thực hiện Dự án là trên 190 triệu đồng, được cấp từ nguồn sự nghiệp khoa học của tỉnh. Dự án sẽ kết thúc vào tháng 7-2016.

Ngày 11-8-2014 vừa qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã chính thức cho phép sử dụng bốn giống bắp biến đổi gen (BĐG) làm thức ăn cho người và cho động vật tại Việt Nam nhưng việc cho trồng hay không là quyết định cuối cùng của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Sau nhiều năm trồng thử nghiệm, cây rau pó xôi đã phát triển tốt trong khu vườn của gia đình anh Nguyễn Văn Thi ở xã Lát, Lạc Dương (Lâm Đồng). Với diện tích hơn 1ha trồng trong nhà kính, mô hình trồng rau pó xôi sạch này đã mang về cho gia đình anh Nguyễn Văn Thi tiền tỷ mỗi năm.