Cẩn Trọng Khi Chọn Giống Thanh Long Ruột Đỏ

Trà Vinh hiện có khoảng 63 ha trồng thanh long ruột đỏ, riêng xã Đức Mỹ, huyện Càng Long có 25 ha. Đây là loại trái cây đang được người tiêu dùng ưa chuộng và đã được Hợp tác xã thanh long ruột đỏ xã Đức Mỹ xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Thanh long ruột đỏ được nhà vườn Trà Vinh chọn trồng là giống Long Định 1, có mẫu mã đẹp, năng suất, chất lượng cao, đạt chuẩn xuất khẩu sang thị trường Mỹ; trọng lượng trung bình từ 0,5 - 0,8 kg/trái, bán tại vườn từ 20.000 - 25.000 đồng/kg, giúp nhà vườn có thu nhập cao hơn so với nhiều loại cây trồng khác.
Tuy nhiên gần đây, trên thị trường cây giống trôi nổi xuất hiện giống thanh long ruột đỏ lai tạp hay còn gọi giống thanh long H16. Năng suất, chất lượng của loại giống này kém xa thanh long ruột đỏ giống Long Định 1 và chỉ tiêu thụ thị trường nội địa với giá từ 5.000 - 7.000 đồng/kg. Nhà vườn Trần Văn Ngọc, ấp Đại Đức, xã Đức Mỹ, huyện Càng Long có hơn 350 trụ thanh long ruột đỏ cho biết: Nhiều nhà vườn cũng bị lẫn lộn thanh long giống H16 nên buộc phải phá bỏ diện tích đã trồng.
Ông Nguyễn Văn Thân, Chủ nhiệm Hợp tác xã thanh long ruột đỏ xã Đức Mỹ, huyện Càng Long đề xuất: Để mở rộng diện tích trồng thanh long ruột đỏ đạt chuẩn xuất khẩu, chính quyền, ngành nông nghiệp địa phương cần hỗ trợ các nhà vườn cách chọn giống tốt, kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh… Hợp tác xã sẵn sàng tư vấn, chọn lọc cung cấp thanh ruột đỏ giống Long Định 1 đạt chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc… Các nhà vườn không nên ham rẻ mua giống trôi nổi trên thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2014, ngành sản xuất nông nghiệp của huyện Nam Giang tiếp tục đạt được nhiều kết quả. Diện tích gieo trồng đạt gần 6 nghìn ha; chăn nuôi tiếp tục duy trì và phát triển; tổng giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp trên địa bàn huyện đạt 28,5 tỷ đồng; trồng mới 250,9 hecta rừng, nâng tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 56%...

Cách chợ vài chục mét có rất nhiều hàng quán buôn bán. Chị Hồ Thị Vân, tiểu thương ở xã Phước Chánh cho biết: “Có chợ mới, buôn bán cũng sướng, nhưng chưa có ai vào, một mình mình vào thì bán cho ai. Nhà sát mặt đường, mở hàng bán tại nhà vừa bán vừa trông nhà. Để hàng trong chợ không có ai trông coi, tôi rất sợ mất”.

Đầu vụ sản xuất đông xuân 2014-2015, vấn đề giá cả và chất lượng giống, phân bón, vật tư nông nghiệp (VTNN) đang được nông dân rất quan tâm. Vì thế khi biết tin vụ đông xuân 2014 – 2015, giá giống, phân bón, VTNN giảm; còn chất lượng thì được các đơn vị sản xuất và cung ứng cam kết đảm bảo nên bà con rất phấn khởi.

Sáng 29.11, 20 con trâu giống, mỗi con trị giá 14 triệu đồng đã được doanh nghiệp chuyên cung ứng giống vật nuôi chở về sân vận động xã Hành Tín Đông theo hợp đồng mua của Ban Giám đốc Dự án. 20 hội viên phụ nữ thuộc diện hộ nghèo đã có mặt từ rất sớm chờ đợi món quà “đầu cơ nghiệp” của Dự án trao tặng.

Do sống ở vùng sông nước, lại không có đất ruộng để sản xuất, nên cũng như nhân dân ở thôn Văn Trị, xã Hải Tân, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, gia đình anh Phạm Văn Thiện đã tập trung vào mô hình nuôi cá lồng trên sông Ô Giang, và đây cũng là nghề đem lại thu nhập chính cho gia đình anh.