Nghề Trồng Ấu Gặp Khó Khăn

Nhiều năm qua, người dân thuộc ấp An Nhơn, xã Long Hưng B, huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) chọn cây ấu làm cây trồng cải thiện thu nhập vào mùa nước nổi.
Những cánh đồng ấu không ngừng gia tăng diện tích. Chỉ riêng ở xã Long Hưng B, huyện Lấp Vò đã có hàng trăm hécta mặt nước được trồng ấu. Với 4 công đất ruộng nằm gần quốc lộ 80, vào mùa nước nổi, vợ chồng anh Lê Phước Dũng ngụ ấp An Nhơn, xã Long Hưng B đã trồng và bán hàng trăm giạ ấu trái. Giống ấu mà vợ chồng anh đang trồng là ấu Đài Loan. Với kinh nghiệm trồng ấu lâu năm, anh Dũng cho biết, trồng ấu đầu tư công sức, phân thuốc nhiều hơn trồng lúa, nhưng thu nhập cao hơn nên bà con chuộng trồng ấu.
Theo anh, quy trình trồng ấu như sau: Khi thu hoạch lúa hè thu xong, sử dụng máy xới trục đất rồi khai nước để cấy ấu giống, (rải củ ấu già xuống ươm). Vài hôm sau, khi ấu mọc lên trên nước, thân như cọng bông súng, sau đó nhổ củ ấu đem giậm lên đất ruộng, khi ấu nở lên khoảng 5 - 7 buội thì đem trồng lên cả ruộng. Mỗi buội ấu cách nhau từ 1 - 1,5m, một công có thể trồng được khoảng 800 buội ấu.
Trồng ấu cũng phải xịt thuốc trừ sâu, tưới phân như trồng lúa. Ít người nắm vững kỹ thuật trồng ấu để cho ấu trúng mùa, nên phần lớn là trông cậy vào thiên nhiên. Sau 3 tháng trồng có thể thu hoạch, từ 7 - 10 ngày hái ấu 1 lần. Cây ấu sẽ ít củ dần và tàn lụi sau 6-7 đợt thu hoạch.
Hiện giá ấu sống khoảng 5.000 đồng/kg, ấu đã nấu chín có giá từ 10.000 - 12.000 đồng/kg. Những năm trước, sau khi thu hoạch trừ chi phí người trồng ấu còn lời khoảng 4 - 5 triệu đồng/công. Năm nay, tình hình trồng ấu không thuận lợi bằng mọi năm, năng suất giảm chỉ còn 50%, giá ấu thấp nên số tiền lời chỉ còn bằng nửa năm ngoái. Nguyên nhân giảm năng suất là do ấu trồng lâu năm nên bị thoái hóa, mắc bệnh nhiều. Hơn nữa, ấu là mặt hàng độc quyền của các công ty Đài Loan, chính vì vậy đã xảy ra tình trạng cung vượt quá cầu và giá ấu ngày càng giảm dần theo mỗi năm.
Thời gian qua, nghề trồng ấu cũng giải quyết được vấn đề lao động nông thôn. Bà con nông dân theo nghề đều mong chính quyền địa phương quan tâm đến việc lai tạo giống ấu, tìm ra nguyên nhân gây bệnh, cách phòng bệnh trên cây ấu và tạo điều kiện cho sản phẩm đến với thị trường, tiêu thụ thuận lợi hơn.
Có thể bạn quan tâm

Xác định đưa cơ giới hóa vào sản xuất là động lực để hiện đại hóa nền nông nghiệp và góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới, huyện Đông Anh (Hà Nội) quyết tâm ứng dụng mô hình mạ khay, máy cấy vào sản xuất lúa, từng bước giúp người dân nâng cao hiệu quả canh tác, tăng thu nhập.

Vụ mùa năm 2014, huyện Hoằng Hóa gieo cấy gần 8.000 ha lúa, trong đó chủ yếu là các giống ngắn ngày như BC15, DQ11, Bắc Thơm... Tính đến ngày 31-7, cây lúa sinh trưởng, phát triển nhanh, lúa đại trà vụ mùa đang ở giai đoạn kết thúc đẻ nhánh bước vào giai đoạn đứng cái làm đòng.

Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT Tam Bình (Vĩnh Long), từ nay đến năm 2015, huyện sẽ khuyến khích nhà vườn không trồng mới mà tập trung đầu tư thâm canh nâng cao chất lượng cam sành, ổn định diện tích trồng theo quy hoạch khoảng 2.000ha ở các xã Bình Ninh, Loan Mỹ, Ngãi Tứ, Mỹ Thạnh Trung, Tường Lộc, Hòa Lộc và Hòa Hiệp; đồng thời kêu gọi hợp tác xã xây dựng mạng lưới thu mua.

Chiều 5.8, lãnh đạo Công ty cổ phần thủy sản Bình Định (Bidifisco) và Công ty Kato Hitoshi General Office Co., Ltd (Kato Office) của Nhật Bản đã chính thức ký kết hợp đồng kinh doanh đại lý độc quyền.

Loại nhãn này có vị ngọt, thanh, cùi dày. Đặc biệt, thời gian thu hoạch nhãn ghép muộn hơn một tháng so với các giống nhãn thông thường tại địa phương. Vì vậy, sẽ giúp người trồng không lo bị ứ đọng sản phẩm, do nhãn chín rộ cùng một thời điểm, theo đó, giá bán cũng cao hơn.