Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Ớt Xuất Khẩu Cho Thu Nhập Cao

Trồng Ớt Xuất Khẩu Cho Thu Nhập Cao
Ngày đăng: 29/05/2014

Những năm qua, xã Hoằng Đông (Hoằng Hóa - Thanh Hóa) đã tập trung đẩy mạnh phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, xây dựng các mô hình sản xuất hiệu quả, điển hình như mô hình ớt xuất khẩu trồng 2 vụ/năm.

Để nông dân yên tâm sản xuất, HTX dịch vụ nông nghiệp xã Hoằng Đông đã đầu tư ứng trước cho nông dân về cây giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật; tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ớt; đồng thời đấu mối với các doanh nghiệp bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho bà con nông dân.

Năm 2013, nông dân xã Hoằng Đông trồng 2 ha ớt xuất khẩu, năng suất đạt 20 - 22 tấn/ha/vụ với giá bán trung bình 20.000 đồng/kg, cho thu nhập trên 400 triệu đồng/ha/vụ.

Từ hiệu quả trồng ớt xuất khẩu, vụ xuân - hè năm 2014, UBND xã Hoằng Đông đã chỉ đạo các thôn mở rộng diện tích trồng ớt xuất khẩu lên 11 ha. Do đã có kinh nghiệm trồng và chăm sóc nên toàn bộ diện tích ớt của xã phát triển tốt, đang trong thời kỳ cho thu hoạch. Dự kiến năng suất bình quân đạt 22 tấn/ha.

Theo một số hộ dân trồng ớt trên địa bàn, mặc dù giá ớt hiện đang thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái nhưng trồng ớt vẫn cho thu nhập cao hơn gấp 3-4 lần một số cây trồng khác tại địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Vĩnh Linh phát triển đàn bò lên gần 10.000 con Vĩnh Linh phát triển đàn bò lên gần 10.000 con

Trước đây, các hộ gia đình nông dân ở huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) chăn nuôi bò theo quy mô nhỏ lẻ, mỗi hộ thường nuôi từ 1 đến 2 con. Những năm trở lại đây, việc chăn nuôi bò mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững nên được các hộ gia đình đầu tư để phát triển đàn bò trên quy mô lớn, mỗi hộ nuôi từ 5 đến 10 con, nhiều hộ có đàn bò lên đến trên 20 con.

31/07/2015
Hoằng Phụ (Thanh Hóa) mở rộng diện tích nuôi thủy sản theo hướng hiệu quả, bền vững Hoằng Phụ (Thanh Hóa) mở rộng diện tích nuôi thủy sản theo hướng hiệu quả, bền vững

Xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa - Thanh Hóa) có tổng diện tích 200 ha nuôi trồng thủy sản, trong đó có 106 ha nuôi công nghiệp và 94 ha vùng ngoại đê. Đối với diện tích vùng ngoại đê, UBND xã Hoằng Phụ chỉ đạo chủ ao đầm nuôi đa con, đa canh và đa thời vụ, trong đó tôm sú, cua là đối tượng chính, đồng thời mở rộng diện tích nuôi bán thâm canh các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao như tôm he chân trắng, vẹm, ngao...

31/07/2015
Quảng Ninh có hơn 400ha nuôi trồng thuỷ sản có nguy cơ mất trắng Quảng Ninh có hơn 400ha nuôi trồng thuỷ sản có nguy cơ mất trắng

Theo tin từ Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản, đợt mưa lớn kéo dài trong các ngày từ 26 đến 28/7 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

31/07/2015
Mở rộng diện tích nuôi cá nước lạnh ở Quảng Thừa Mở rộng diện tích nuôi cá nước lạnh ở Quảng Thừa

Doanh nghiệp tư nhân Thịnh Long đang đầu tư mở rộng từ 2.000 mét vuông tăng lên 3.000 mét vuông diện tích mặt nước nuôi cá nước lạnh ở Quảng Thừa, Đà Lạt, dự kiến đạt tổng sản lượng trên dưới 10 tấn/năm, trong đó chiếm 70% cá tầm và 30% cá hồi. Sau 4 năm (2006 - 2010) phát triển hiệu quả nghề nuôi cá nước lạnh, từ quy mô hộ gia đình đã vươn lên thành quy mô Doanh nghiệp tư nhân Thịnh Long với lợi nhuận thu về ổn định hàng năm trên dưới 100 triệu đồng/1.000 mét vuông.

31/07/2015
Tháo gỡ vướng mắc để chuỗi liên kết bền vững Tháo gỡ vướng mắc để chuỗi liên kết bền vững

Đề án Thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi tại ba tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa hướng tới mục tiêu khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn lợi cá ngừ đại dương, hài hòa lợi ích cho các bên tham gia. Qua gần một năm triển khai, các chuỗi liên kết này đã đi vào hoạt động nhưng hiệu quả mang lại chưa cao.

31/07/2015