Độc đáo nuôi heo bằng máy lạnh

Heo con sau khi đẻ được tách ra nuôi riêng bằng hệ thống cho ăn tự động.
Anh Tuấn hiện là Chủ tịch Hội chữ thập đỏ xã Hòa Khương. Dù khá bận bịu việc công sở nhưng anh lại rất mê kinh doanh, sản xuất nông nghiệp. Năm 2006, anh Tuấn cùng vợ mở trang trại nuôi heo quy mô (khoảng 100 con) bằng phương pháp thủ công để kiếm thêm thu nhập.
Để giảm chi phí, hằng ngày, anh cùng vợ sắp xếp thời gian tìm đến các quán ăn, nhà hàng mua thức ăn thừa mang về cho heo ăn. Cách nuôi heo thiếu đầu tư kỹ thuật này khiến heo dịch bệnh, chết triền miên.
Không bỏ cuộc, anh đi khắp nơi học hỏi, tìm hiểu các mô hình nuôi heo khác nhưng không thấy mô hình nào ưng ý. Trong lúc bế tắc thì cơ may đến, anh được một người quen giới thiệu mô hình nuôi heo bằng hệ thống phòng lạnh khép kín ở Thái Lan.
Anh như bị "thôi miên", đêm ngày đau đáu, nuôi khát vọng thực hiện bằng được mô hình này. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra trước mắt là nguồn vốn. "Gom góp không bao nhiêu, tôi phải năn nỉ từng người thân gia đình cho mượn khoảng 10 sổ đỏ đi vay ngân hàng được gần 2 tỷ đồng về "liều" thực hiện..." - anh Tuấn tâm sự.
Năm 2007, anh quyết định "xả" gần hết số tiền trên để nhập 20 con heo giống từ Mỹ về nuôi thử nghiệm. Dẫn chúng tôi đi tham quan chuồng nuôi, anh Tuấn cho biết, loại heo này chỉ sống trong môi trường lạnh dưới 30 độ C. Đây là hệ thống lạnh công nghiệp, không phải "máy điều hòa" như nhiều người vẫn thưởng nghĩ. Heo đạt nạc cao và đến kỳ xuất chuồng, mỗi con đạt từ 1 tạ trở lên.
Hiện mỗi năm anh thu lại khoảng 300 triệu đồng. Anh Tuấn cho hay, khi biết được mô hình nuôi heo anh đang thực hiện, nhiều người "máu" chăn nuôi tò mò tìm đến mong được anh chỉ vẻ phương pháp thực hiện nhưng về... không ai làm không nỗi vì heo thường đẻ vào 1-2h sáng. Việc tìm kiếm thị trường theo anh Tuấn là không khó vì loại heo này hiện nay rất được ưu chuộng. "Vấn đề là tôi có đủ sức đáp ứng thị trường hay không thôi vì hiện tại số lượng heo nuôi vẫn còn kiêm tốn" - anh Tuấn chia sẻ.
Hiện anh đang lên kế hoạch chuẩn bị mở một trang trại khác trên diện tích khoảng 5ha, số lượng khoảng 300 con heo nái và 1.000 con heo thịt.
Tháng 6.2015, anh Tuấn vinh dự được Trung ương Đoàn trao tặng giải thưởng Lương Định Của với danh hiệu "Nhà nông trẻ xuất sắc".
Dù kinh doanh làm giàu nhưng anh Tuấn cho biết, anh tuyệt đối không dùng chất tạo nạc trong chăn nuôi. Anh bảo: "Đạo đức, lương tâm không cho phép tôi làm như vậy với người tiêu dùng".
Heo nái của Mỹ được anh Tuấn nuôi bằng hệ thống máy lạnh khép kín.
Mô hình nuôi heo này đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Sau khi ăn, heo tự uống nước bằng hệ thống chảy tự động.
Có thể bạn quan tâm

Cho đến thời điểm này, mô hình hội đồng ngành hàng như Ban điều phối ngành hàng càphê Việt Nam (được thành lập tháng 7/2013) vẫn được đánh giá là một mô hình khá mới mẻ đối với chúng ta. Làm thế nào để Ban điều phối hoạt động hiệu quả, góp phần nâng cao giá trị hạt cà phê và sức cạnh tranh trên thị trường thế giới vẫn là câu hỏi khó.

Rong nho biển đang là một loại sản phẩm mới ở Việt Nam nói chung và Khánh Hòa nói riêng. Tại Khánh Hòa, ngoài Viện hải dương học Nha Trang, Công ty TNHH Trí Tín cũng đã trồng thử nghiệm 200 g giống được mang đến từ Okinawa (Nhật Bản) từ tháng 10/2005.

UBND TP Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu Sở Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an TP tăng cường công tác phối hợp liên ngành, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu thuỷ sản giống, thuỷ sản nhập khẩu, đặc biệt là cá tầm.

Ngày 20/3, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã có công văn gửi Tổng cục Thủy sản thông báo về việc Nhật Bản kiểm tra chỉ tiêu Oxytetracyline với 100% lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam.

Ngoài hàng loạt khó khăn như chi phí tăng cao, ngư trường không ổn định đã ảnh hưởng đến nghề khai thác, những chủ tàu đánh bắt cá ngừ đại dương ở Khánh Hòa luôn canh cánh với nỗi lo bị ép giá. “Được mùa” nhưng lại mất giá và hiện nay là tình trạng ép giá; ngư dân đánh bắt cá ngừ đang còn gặp rất nhiều khó khăn đầu ra cho sản phẩm.