Trồng Ớt Trúng Mùa, Trúng Giá

Hiện nay, nông dân ở huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) đang thu hoạch ớt. Sản lượng ớt năm nay tăng cao nên nhiều nông dân rất vui mừng, phấn khởi.
Anh Nguyễn Văn Lành, ngụ xã Tân Bình, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp trồng 2 công ớt (2000m2) cho biết: “Thấy nhiều người trồng ớt đều cho lãi cao nên năm nay tôi quyết định trồng theo. Mùa ớt năm nay người trồng ớt đều phấn khởi vì giá ớt tăng gắp đôi so với giá năm rồi, giá ớt hiện nay từ 22.000 – 24.000đồng/kg (năm 2009 giá ớt là 11.000 – 12.000 đồng/kg), trừ những chi phí tôi còn lãi 49 triệu đồng”. Còn chú Phạm Minh Trung, cũng ở xã Tân Bình nói: “Tôi trồng 1,5 công ớt chỉ thiên “Hai mũi tên đỏ”, bình quân một ngày hái khỏang 200kg, tính đến cuối vụ tôi thu vào được 2 tấn/công, sau khi trừ các chi phí tôi còn lãi khỏang 30 triệu đồng…”.
Được biết, hầu hết người dân nơi đây đều chọn giống ớt “Hai mũi tên đỏ”, vì giống này khá dễ trồng mà năng suất lại cao hơn những loại ớt khác. Chỉ 3 tháng trồng là bắt đầu thu hoạch. Ớt cho trái từng đợt, mỗi đợt kéo dài từ một tháng rưỡi đến 2 tháng và 3 – 4 ngày là hái một lần. Thu hoạch xong đợt đầu, người trồng vun hàng bón phân khoảng một tháng rưỡi là thu hoạch đợt hai. Ngoài ra, nếu trồng đúng kỹ thuật cây ớt phát triển tốt và cho trái từ 4- 5 tháng.
Có thể bạn quan tâm

Từ giữa tháng 8/2013, Tổng cục Thủy sản đã yêu cầu kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản tại 14 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương (TW), đến đầu tháng 10, kết quả kiểm tra cho thấy tình hình dịch bệnh trên các đối tượng thủy sản quan trọng, đặc biệt là tôm nuôi nước lợ tuy có giảm so với cùng kỳ năm 2012, nhưng vẫn còn xảy ra trên diện rộng, gây thiệt hại ở nhiều địa phương.

Nhà máy thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi nằm trên lưu vực sông La Ngà thuộc sông Đồng Nai là sự kết nối giữa 2 nhà máy Hàm Thuận và Đa Mi cách nhau khoảng 10km, trên địa bàn 2 tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận với diện tích mặt thoáng khoảng 25,2 km2. Nhà máy thủy điện Hàm Thuận gồm 2 tổ máy với công suất 300MW. Nhà máy thủy điện Đa Mi gồm 2 tổ máy với công suất là 175MW.

Trong năm 2013, nghề nuôi tôm của Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với nhiều loại dịch bệnh, như: bệnh hoại tử gan tụy cấp, bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng, bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu… Tuy nhiên, nhờ những chỉ đạo đúng đắn, kịp thời trong việc hướng dẫn sản xuất và phòng chống dịch bệnh, cùng với những nỗ lực của các cơ sở nuôi trồng thủy sản, dịch bệnh trên tôm đã giảm. Giá tôm tăng đã giúp người nuôi tôm có lãi. Nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng đang phát triển theo chiều hướng tích cực.

Sau nhiều năm làm ruộng, chuyển đổi một số cây trồng không hiệu quả, anh Phạm Văn Muôn (nông dân khóm Bình Đức 2, phường Bình Đức, TP. Long Xuyên, An Giang) mạnh dạn đầu tư nuôi bò sữa, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Hiện nay, trong khi các hộ chăn nuôi lợn, gà đang gặp khó khăn về đầu ra của sản phẩm và chịu nhiều rủi ro vì giá thất thường thì các hộ chăn nuôi bò nói chung và nuôi bò thịt nói riêng lại đang có lãi. Đặc biệt, từ năm 2012, thành phố triển khai dự án chăn nuôi bò BBB ở các huyện ngoại thành Hà Nội đang mở ra hướng làm giàu cho người nông dân.